Cách xếp loại học sinh giỏi, xuất sắc lớp 6? Hướng dẫn cách xếp loại học sinh giỏi xuất sắc lớp 6 chi tiết?
Cách xếp loại học sinh giỏi, xuất sắc lớp 6? Hướng dẫn cách xếp loại học sinh giỏi xuất sắc lớp 6 chi tiết?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về xếp loại học sinh giỏi xuất sắc như sau:
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
Trong đó, cách xếp loại học sinh giỏi xuất sắc lớp 6 được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Xếp loại giỏi
- Có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt:
+ Học kì II được đánh giá mức Tốt
+ Học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt:
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
(2) Xếp loại xuất sắc
- Có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt:
+ Học kì II được đánh giá mức Tốt
+ Học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt
- Và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
*Trên đây là thông tin về "Cách xếp loại học sinh giỏi, xuất sắc lớp 6? Hướng dẫn cách xếp loại học sinh giỏi xuất sắc lớp 6 chi tiết?"
Cách xếp loại học sinh giỏi, xuất sắc lớp 6? Hướng dẫn cách xếp loại học sinh giỏi xuất sắc lớp 6 chi tiết? (Hình từ Internet)
Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 6 là gì?
Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 6 được quy định tại Điều 34 và Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ của học sinh
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
(2) Quyền của học sinh
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên THCS là gì?
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên THCS được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
(2) Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ra sao?
- Lễ quốc tang cấm những hoạt động gì? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông báo về Lễ Quốc tang theo quy định?
- Thông báo Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước khi nào ban hành theo Nghị định 105? Thời gian tổ chức Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước là bao lâu?
- Cách treo Cờ Đảng khi tổ chức Lễ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước kèm Hình ảnh minh họa theo Hướng dẫn 105?