Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được quyền khiếu nại kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không?
- Có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật có thể là người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật hay không?
- Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được quyền khiếu nại kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật?
Có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật có thể là người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật hay không?
Có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật có được làm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
b) Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
c) Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
d) Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật là một trong những điều kiện để trở thành người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật, ngoài ra còn cần đáp ứng các điều kiện còn lại kể trên.
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được quyền khiếu nại kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không? (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được quyền khiếu nại kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không?
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được quyền khiếu nại kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết với chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
d) Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 23 của Luật này trong quá trình hoạt động;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật được quyền khiếu nại kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật?
Cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
b) Quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn điều tra, giám sát, quản lý dịch hại thực vật để bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương;
d) Tổ chức công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chống dịch, thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch cho nông dân, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch để giảm nhẹ thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
đ) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?