Tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa là gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức?
Tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
...
8. Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể:
- Sản phẩm ở đây là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Hàng hóa ở đây là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa là gì? (Hình từ internet)
Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định về quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp bao gồm:
- Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
- Được thanh toán chi phí theo thoả thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu đánh giá sự phù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng.
- Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.
- Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
Đồng thời:
+ Đối với việc thu chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
+ Đối với việc thu chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
+ Đối với việc thu chi phí thử nghiệm sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
+ Đối với việc thu chi phí thử nghiệm, giám định sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định về nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm hàng hóa bao gồm những quy định như sau:
- Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng.
- Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.
- Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phù hợp. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thoả thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc toà án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?