Các hoạt động của Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp được quản lý theo nguyên tắc nào?
- Các hoạt động của Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp được quản lý theo nguyên tắc nào?
- Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do cơ quan nào quản lý?
- Đơn vị chủ trì tổ chức Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Các hoạt động của Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp được quản lý theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 2319/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động và quản lý kinh phí thực hiện Dự án như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động và quản lý kinh phí thực hiện Dự án
1. Bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án Dự án đúng mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Kinh phí thực hiện Dự án được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh lãng phí và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Kinh phí thực hiện Dự án do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác: tài trợ, đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Nội dung, mức chi, thủ tục lập dự toán, phê duyệt, giao, cấp phát, hạch toán và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước cấp được áp dụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16 tháng 9 năm 2011 giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và các văn bản hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì các hoạt động cra Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp được quản lý theo nguyên tắc sau:
Bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án Dự án đúng mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Kinh phí thực hiện Dự án được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh lãng phí và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp (Hình từ Internet)
Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 2319/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và thực hiện Dự án như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý và thực hiện Dự án
1. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Dự án.
2. Ban chỉ đạo điều hành Dự án và Tổ công tác triển khai Dự án là đơn vị giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc tổ chức quản lý và triển khai các nhiệm vụ của Dự án. Thành phần, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo điều hành Dự án và Tổ công tác được quy định tại Quyết định số 3860/QĐ-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Ban chỉ đạo điều hành và Tổ công tác triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ là đơn vị chủ trì tổ chức quản lý và triển khai Dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý.
Đơn vị chủ trì tổ chức Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 2319/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị chủ trì tổ chức quản lý và triển khai dự án như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị chủ trì tổ chức quản lý và triển khai dự án
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành Dự án quản lý và tổ chức triển khai Dự án theo chức năng, nhiệm vụ đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công.
2. Hướng dẫn xây dựng, lập kế hoạch hàng năm; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động xét chọn, giao thực hiện; thẩm định nội dung, kinh phí các nhiệm vụ thực hiện Dự án; tổng hợp kế hoạch dự kiến hàng năm của Dự án trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
3. Đầu mối làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính thẩm định Kế hoạch dự kiến hàng năm; rà soát, tổng hợp kế hoạch chính thức hàng năm, dự toán kinh phí triển khai các nhiệm vụ thực hiện Dự án; dự toán kinh phí hoạt động của Tổ công tác và Ban chỉ đạo điều hành Dự án trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
4. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân soạn thảo, ký kết hợp đồng; quản lý việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương và các nội dung đã ký kết trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ.
5. Tổ chức việc nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ và thực hiện các thủ tục thanh lý đối với các nhiệm vụ đã hoàn thành.
6. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương điều chỉnh mục tiêu, nội dung, hạng mục kinh phí, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt hoặc hủy hợp đồng thực hiện nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trong trường hợp cần thiết.
7. Quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện Dự án được cấp thông qua Bộ Công Thương và các nguồn kinh phí thực hiện Dự án khác (nếu có).
Như vậy, thì Đơn vị chủ trì tổ chức Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 hằng năm là tháng gì? Ý nghĩa tháng 12 năm 2024? Tháng 12 có sự kiện gì? Tháng 12 có bao nhiêu ngày 2024?
- Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện?
- Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu xuất kho chuẩn nhất?
- Khai mạc tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ngắn gọn? Lời khai mạc hội nghị tổng kết chi bộ cuối năm 2024?
- An toàn, vệ sinh viên là ai? An toàn, vệ sinh viên có được tham gia xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động không?