Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có phải thông báo cho khách hàng về hạn mức giao dịch qua ví điện tử không?
Khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam khi mở ví điện tử có cần cung cấp thông tin số định danh cá nhân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về thông tin về khách hàng mở ví điện tử như sau:
Thông tin về khách hàng mở ví điện tử
1. Đối với ví điện tử của khách hàng cá nhân phải bao gồm các thông tin sau:
a) Trường hợp khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của giấy tờ tùy thân; mã số thuế (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có); thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;
b) Trường hợp khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của hộ chiếu; số định danh của người nước ngoài (nếu có); số thị thực nhập cảnh hoặc số giấy tờ thay thị thực nhập cảnh (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam), trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định pháp luật; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam (trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam); thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;
Theo đó, khách hành cá nhân là công dân Việt Nam khi mở ví điện tử cần cung cấp thông tin những thông tin sau đây:
+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại;
+ Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của giấy tờ tùy thân;
+ Mã số thuế (nếu có);
+ Địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
Như vậy, khách hành cá nhân là công dân Việt Nam khi mở ví điện tử cần cung cấp thông tin số định danh cá nhân của khách hàng.
Ví điện tử phổ biến nhất hiện nay? Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có phải thông báo cho khách hàng về hạn mức giao dịch qua ví điện tử không? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có phải thông báo cho khách hàng về hạn mức giao dịch qua ví điện tử không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử như sau:
Mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử
...
c) Hiển thị cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện khi mở và sử dụng ví điện tử bằng phương tiện điện tử và có giải pháp kỹ thuật xác nhận đảm bảo việc khách hàng đã đọc đầy đủ các nội dung cảnh báo;
d) Cung cấp cho khách hàng nội dung thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này và xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Thông báo cho khách hàng về số hiệu, tên ví điện tử, hạn mức giao dịch qua ví điện tử, hướng dẫn và yêu cầu khách hàng phải hoàn thành liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng trước khi sử dụng và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ việc mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
...
Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thông báo cho khách hàng về hạn mức giao dịch qua ví điện tử.
Ngoài ra, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử còn phỉ thực hiện hướng dẫn và yêu cầu khách hàng phải hoàn thành liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng trước khi sử dụng và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.
Có thể nộp tiền mặt khi nạp tiền vào ví điện tử không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng dịch vụ ví điện tử như sau:
Sử dụng dịch vụ ví điện tử
1. Việc nạp tiền vào ví điện tử được thực hiện thông qua:
a) Nộp tiền mặt vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cho dịch vụ ví điện tử) mở tại ngân hàng hợp tác;
b) Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;
c) Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
d) Nhận tiền từ ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);
đ) Nhận tiền từ ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở).
2. Chủ ví điện tử được sử dụng ví điện tử để:
a) Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;
...
Theo đó, khách hàng có thể nộp tiền mặt để nạp vào ví điện tử thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Người lao động có được nghỉ liên tục 5 ngày đối với dịp lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 không? Hiện nay có bao ngày lễ?
- Tổng diện tích Đồng bằng Sông Hồng sau sáp nhập dự kiến là bao nhiêu? Vùng đồng bằng sông Hồng gồm những tỉnh thành nào?
- Lời nhận xét môn Tiếng Anh theo Thông tư 27 giữa kì 2? Nhận xét môn Tiếng Anh giữa kì 2 theo Thông tư 27?
- Công nghệ GeoAI là gì? Yêu cầu chung về ứng dụng công nghệ GeoAI trong đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm?
- Toàn văn Nghị định 90/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập?