Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cần có trách nhiệm như thế nào? Đối với dịch vụ ví điện tử thì Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cần có trách nhiệm như thế nào?
- Đối với dịch vụ ví điện tử thì Ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm như thế nào?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần phải có biện pháp gì trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán?
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cần có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về ví điện tử như sau:
Ví điện tử, thẻ trả trước
1. Ví điện tử, thẻ trả trước là phương tiện lưu trữ tiền điện tử.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành, cung ứng ví điện tử, thẻ trả trước. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
Như vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có trách nhiệm đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng.
Ngoài ra, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cần có trách nhiệm như thế nào? Đối với dịch vụ ví điện tử thì Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối với dịch vụ ví điện tử thì Ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 35 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
...
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và có trách nhiệm chấp hành các quy định, thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và cung cấp công cụ giám sát trực tuyến để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước khi chính thức cung ứng dịch vụ ra thị trường cho khách hàng.
6. Ngân hàng hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; thông tin dữ liệu liên quan đến việc mở và quản lý tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng sẽ hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm thông tin dữ liệu liên quan đến việc mở và quản lý tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, thì Ngân hàng sẽ hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần phải có biện pháp gì trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định của pháp luật và được quy định các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán phù hợp với các quy định pháp luật liên quan. Khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp kiểm tra, giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm phát hiện và giải quyết hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động thanh toán theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp quản trị rủi ro, phòng, chống việc sử dụng, lợi dụng việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, thực hiện giao dịch thanh toán khống (giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không phát sinh việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài viết tri ân thầy cô 20 11 ngắn gọn? Những dòng cảm xúc về thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày quốc tế kế toán là ngày mấy? Mẫu lời chúc ngày quốc tế kế toán dành cho nhân viên kế toán ngắn gọn, ý nghĩa?
- Chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ đối với cán bộ tham gia giảng dạy ra sao?
- Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Kiểm sát nhân dân có được xét tặng cho cá nhân nghỉ chế độ thai sản không?
- Hướng dẫn khen thưởng, biểu dương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 thế nào?