Tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt thế nào?
- Việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện được quy định thế nào?
- Tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện không?
Việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Tần số vô tuyến điện 2009, điểm c khoản 17 Điều 1 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 (Có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023) về sử dụng chung tần số vô tuyến điện như sau:
Sử dụng chung tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp hoặc di chuyển trên phạm vi rộng phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác và chấp nhận ảnh hưởng do việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để sử dụng cung tần số vô tuyến điện phải sử dụng đúng tần số vô tuyến điện quy định của giấy phép và được khuyến khích sử dụng mã hoá hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để sử dụng cung tần số vô tuyến điện phải sử dụng đúng tần số vô tuyến điện quy định của giấy phép và được khuyến khích sử dụng mã hoá hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
Trước đây, Điều 26 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định:
Sử dụng chung tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp hoặc di chuyển trên phạm vi rộng phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác và chấp nhận ảnh hưởng do việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để sử dụng cung tần số vô tuyến điện phải sử dụng đúng tần số vô tuyến điện quy định của giấy phép và được khuyến khích sử dụng mã hoá hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.
Sử dụng chung tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 63 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đàm thoại ngoài mục đích phục vụ cho công việc, không đúng đối tượng, không đúng mục đích sử dụng trong giấy phép;
b) Thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang có người sử dụng, trừ trường hợp liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người;
c) Sử dụng hô hiệu không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;
d) Thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút;
đ) Không phát hô hiệu tại đầu và cuối mỗi cuộc gọi.
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, tổ chức có thời gian liên lạc liên tục của một cuộc đàm thoại vượt quá 05 phút khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?