Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển khi đáp ứng những điều kiện nào? Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những nội dung nào?
Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Có phương án nhận chìm bảo đảm yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 57 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
c) Khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
...
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về vật, chất được nhận chìm ở biển như sau:
Vật, chất được nhận chìm ở biển
1. Vật, chất được nhận chìm ở biển phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản;
c) Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội;
d) Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.
...
Theo khoản 4 Điều 57 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển như sau:
Yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển
...
4. Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển khi đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 49 nêu trên.
Nhận chìm ở biển (Hình từ Internet)
Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, được lập theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục của Nghị định này
...
Theo khoản 1 Điều 59 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về nội dung chính của Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Giấy phép nhận chìm ở biển gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm;
c) Vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng để nhận chìm;
d) Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;
đ) Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm;
e) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
g) Hiệu lực thi hành.
...
Theo quy định trên, Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những nội dung sau:
+ Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển.
+ Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm.
+ Vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng để nhận chìm.
+ Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm.
+ Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm.
+ Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển.
+ Hiệu lực thi hành.
Giấy phép nhận chìm ở biển không được cấp trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 49 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
...
3. Không được cấp Giấy phép nhận chìm trong phạm vi khu vực biển đang có tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; khu vực cấm, tạm thời cấm, hạn chế hoạt động.
Như vậy, Giấy phép nhận chìm ở biển không được cấp trong phạm vi khu vực biển đang có tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; khu vực cấm, tạm thời cấm, hạn chế hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?