Nhận chìm ở biển hiểu ra sao? Vật chất nhận chìm ngoài lãnh thổ Việt Nam được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam?
Nhận chìm ở biển được hiểu ra sao?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định rằng:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là việc dầu, hóa chất độc từ phương tiện chứa, vận chuyển hoặc từ công trình, thiết bị và mỏ dầu thoát ra biển do sự cố kỹ thuật, thiên tai, tai nạn hoặc do con người gây ra.
13. Chủ cơ sở là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ hoạt động khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và sản phẩm dầu, hóa chất độc.
14. Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.
Nhận chìm ở biển được hiểu ra sao? (Hình từ internet)
Vật chất nhận chìm ngoài lãnh thổ Việt Nam có được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định rằng:
Yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển
1. Việc nhận chìm ở biển chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Luật này.
2. Vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.
3. Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.
5. Việc nhận chìm ở biển phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì vật chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 58 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 cugnx có quy định về các điều kiện về vật chất được nhận chìm ở biển bao gồm:
(1) Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
(2) Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản;
(3) Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội;
(4) Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển
15 quyền và nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định về 15 quyền và nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm:
Đối với quyền của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển:
(1) Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
(2) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
(3) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
(4) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép theo quy định của pháp luật;
(5) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;
(6) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển:
(7) Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
(8) Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
(9) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
(10) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
(11) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
(12) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
(13) Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
(14) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
(15) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19 4 2025? Chi tiết màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 19 4 2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 - 1 5 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn có dạng như thế nào?
- Các nước tham gia diễu binh 30 4 kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Cách tính ngày lễ Phục Sinh? Ngày lễ Phục sinh là ngày nào? Phục sinh nghĩa là gì? Lễ Phục sinh có được nghỉ làm?
- Nhà ở hình thành trong tương lai có phải dự án bất động sản đưa vào kinh doanh? Điều kiện của nhà ở hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh là gì?