Cá nhân có được được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển khi có hành vi cản trở hoạt động khai thác hợp pháp ở biển của cá nhân khác không?
- Cá nhân có được được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển khi có hành vi cản trở hoạt động khai thác hợp pháp ở biển của cá nhân khác không?
- Cơ quan có thẩm quyền gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển là cơ quan đã cấp giấy phép đúng không?
- Thời hạn gia hạn tối đa đối với Giấy phép nhận chìm ở biển là bao lâu?
Cá nhân có được được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển khi có hành vi cản trở hoạt động khai thác hợp pháp ở biển của cá nhân khác không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 50 Nghị định 40/2016/NĐ-CP như sau:
Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét gia hạn trong trường hợp thời hạn của giấy phép không đủ để hoàn thành hoạt động nhận chìm đã được cấp phép và tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn thời gian để thực hiện.
2. Việc gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm còn hiệu lực ít nhất là 60 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời Điểm đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Việc chấp thuận gia hạn được thể hiện bằng Giấy phép nhận chìm ở biển được gia hạn.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm d khoản 2 Điều 61 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
d) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
...
Như vậy, theo các quy định trên thì cá nhân có hành vi cản trở hoạt động khai thác hợp pháp ở biển của cá nhân khác thì không đủ điều kiện để được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển.
Cá nhân có được được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển khi có hành vi cản trở hoạt động khai thác hợp pháp ở biển của cá nhân khác không? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển là cơ quan đã cấp giấy phép đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đó.
Bên cạnh đó, thẩm quyền gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
(2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mục (1).
Thời hạn gia hạn tối đa đối với Giấy phép nhận chìm ở biển là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét trên cơ sở vật, chất được nhận chìm, quy mô, tính chất hoạt động nhận chìm và khu vực biển được sử dụng để nhận chìm tối đa không quá 02 năm và được gia hạn một lần nhưng không quá 01 năm.
Như vậy, thời hạn gia hạn tối đa đối với Giấy phép nhận chìm ở biển là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?