Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển mà không tiến hành hoạt động nhận chìm thì trong thời gian bao lâu sẽ bị thu hồi Giấy phép này?
- Các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản có được nhận chìm ở biển không?
- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển mà không tiến hành hoạt động nhận chìm thì trong thời gian bao lâu sẽ bị thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển?
- Sau khi giấy phép nhận chìm ở biển bị chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có trách nhiệm như thế nào?
Các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản có được nhận chìm ở biển không?
Việc nhận chìm ở biển chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản được quy định tại Điều 60 Nghị định 40/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Danh Mục vật, chất được nhận chìm ở biển
Danh Mục vật, chất được nhận chìm ở biển bao gồm:
1. Chất nạo vét.
2. Bùn thải.
3. Các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản.
4. Tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển.
5. Các chất địa chất trơ và chất vô cơ.
6. Các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên.
7. Các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự không độc hại mà trong Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không có cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm.
8. Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển thì các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản là một trong những vật, chất được phép nhận chìm ở biển.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển mà không tiến hành hoạt động nhận chìm thì trong thời gian bao lâu sẽ bị thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển? (Hình từ internet).
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển mà không tiến hành hoạt động nhận chìm thì trong thời gian bao lâu sẽ bị thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển?
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm nhưng không thực hiện hoạt động nhận chìm thì được quy định tại Điều 58 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, cụ thể như sau:
Thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển lợi dụng hoạt động nhận chìm gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
b) Tiến hành nhận chìm không đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển; lợi dụng việc nhận chìm để sử dụng khu vực biển vào Mục đích khác;
c) Sau 03 (ba) tháng, kể từ thời Điểm được phép nhận chìm quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động nhận chìm, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Khu vực biển đã được cấp Giấy phép nhận chìm được sử dụng để phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền công bố là khu vực cấm;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định của pháp luật về việc thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp phép nhận chìm nhưng không tiến hành hoạt động nhận chìm (trừ trường hợp bất khả kháng) thì sau ba tháng kể từ thời điểm được cấp phép quy định trong giấy phép sẽ bị thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển.
Sau khi giấy phép nhận chìm ở biển bị chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sau khi giấy phép nhận chim ở biển bị chấm dứt hiệu lực được quy định tại Điều 59 Nghị định 40/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Khi Giấy phép nhận chìm ở biển bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có trách nhiệm xử lý các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động nhận chìm và báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra kết quả thực hiện.
Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Như vậy theo quy định của pháp luật về chấm dứt hiệu lực của giấy phép nhận chìm ở biển thì tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép nhận chim ở biển có trách nhiệm xử lý những công trình, các trang thiết bị phục vụ hoạt động nhận chìm.
Ngoài ra còn phải báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?