Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào?

Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào? Trình tự thực hiện đánh giá cán bộ công chức để thực hiện tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội?

Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào?

Theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần IV Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Các tiêu chí khác (khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hóa):

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình.

+ Các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy, tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự ưu tiên nêu trên.

Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào?

Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào? (Hình từ Internet)

Trình tự thực hiện đánh giá cán bộ công chức viên chức để thực hiện tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội?

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Hướng dẫn khung tiêu chí và thang điểm đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các sở, ban, ngành; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã; các hội do Đảng, nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Thành phố (gọi tắt là các cơ quan, tổ chức, đơn vị) để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CPNghị định 67/2025/NĐ-CP.

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần IV Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định trình tự thực hiện đánh giá cán bộ công chức viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:

- Bước 1: Căn cứ hướng dẫn của UBND Thành phố về khung tiêu chí và thang điểm đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và thang điểm đối với các tiêu chí thành phần đảm bảo phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện phổ biến, quán triệt công khai đến từng công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Bước 2: Căn cứ tiêu chí đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự đánh giá, chấm điểm đảm bảo trung thực, chính xác, báo cáo lãnh đạo phòng và tương đương cho ý kiến.

- Bước 3: Tập thể lãnh đạo phòng và tương đương thảo luận, phân tích và cho ý kiến đánh giá bảo đảm công tâm, khách quan đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

- Bước 4: Căn cứ kết quả đánh giá tại bước 3, lãnh đạo phòng và tương đương xin ý kiến của cấp ủy cùng cấp về kết quả đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và báo cáo đề xuất lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.

- Bước 5: Căn cứ đề xuất kết quả đánh giá của các phòng và tương đương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xin ý kiến của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, công đoàn cùng cấp về kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Bước 6: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định kết quả đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoặc trình cấp có thẩm quyền đánh giá theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ; thực hiện thông báo công khai kết quả đánh giá và giải đáp ý kiến phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Bước 7: Lập danh sách, dự toán số tiền và hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CPNghị định 67/2025/NĐ-CP theo chỉ tiêu dôi dư của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với những trường hợp có kết quả đánh giá thấp từ dưới lên trên.

Tinh giản biên chế cán bộ, công chức viên chức và người lao động dựa trên cơ sở nào theo Nghị định 178?

Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.

- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.

- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.

- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Theo đó, tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức và người lao động trên cơ sở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ công chức viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Tinh giản biên chế Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ công chức cấp xã mới nhất 2025? Chi tiết tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể ra sao?
Pháp luật
Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào?
Pháp luật
Biên chế cán bộ công chức cấp xã có 1 năm hoàn thành, 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ liên tiếp có thuộc diện tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Chính thức sử dụng kết quả công việc 03 năm gần nhất của cán bộ công chức để đánh giá thực hiện tinh giản biên chế đúng không?
Pháp luật
Tinh giản biên chế: Có bắt buộc phải cử 5% cán bộ, công chức của cơ quan đi công tác ở cơ sở không?
Pháp luật
Tinh giản biên chế: Tất cả CBCC có năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc đều được nâng lương vượt một bậc?
Pháp luật
03 tiêu chí đánh giá biên chế cán bộ công chức cấp xã để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178?
Pháp luật
Tinh giản biên chế cán bộ công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính trước khi kết thúc sắp xếp được hưởng thêm trợ cấp nào?
Pháp luật
Chế độ cho cán bộ không chuyên trách xã chuyển về thôn khi sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị định 33?
Pháp luật
Bỏ cán bộ không chuyên trách cấp xã: Nghiên cứu sửa đổi bổ sung chế độ tinh giản biên chế theo Kết luận 127?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh giản biên chế
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào