Ý nghĩa của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới? Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là ngày mấy? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là ngày mấy? Ý nghĩa của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới?
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là ngày mấy?
Ngày 26 tháng 4 hằng năm được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chọn là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” (IP Day).
Sở dĩ, ngày 26 tháng 4 được chọn là Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới vì đây là ngày Công ước thiết lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới bắt đầu có hiệu lực năm 1970.
Ý nghĩa của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới?
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ. Đây còn là dịp để tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ, nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy và khuyến khích sáng tạo, phát triển.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là ngày mấy? Ý nghĩa của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì? (Hình từ Internet)
Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau:
(1) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
(2) Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
(3) Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ?
Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Căn cứ vào Điều 10 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:
(1) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(3) Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.
(4) Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.
(5) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(6) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.
(7) Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
(8) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(9) Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Căn cứ vào Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
(2) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
(3) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
(4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.
(5) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dạy thêm hè có được dạy trước chương trình học ở trường không? Trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm hè tại địa phương?
- Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?
- Mẫu đơn khởi kiện khi không đồng ý với việc chia di sản thừa kế là nhà đất do cha mẹ để lại? Cách viết đơn khởi kiện?
- Tổng hợp những bài nhạc cách mạng hay? Người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi gồm những đối tượng nào?
- Vợ bốc phốt chồng trên mạng xã hội sai sự thật có vi phạm pháp luật không? Vợ chồng có phải là thành viên trong gia đình?