Tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu như thế nào? Hồ sơ xét nâng ngạch công chức không qua thi gồm những gì?
- Tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu như thế nào?
- Hồ sơ xét nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu gồm những gì?
- Thẩm quyền xem xét, quyết định nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu thuộc về ai?
Tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu như thế nào?
Tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch công chức không qua thi (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Mục II Thông tư 03/2008/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này được xét nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có cống hiến lâu dài cho sự nghiệp cách mạng, có thời gian công tác liên tục trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, của Đảng, đoàn thể và lực lượng vũ trang (kể cả thanh niên xung phong) từ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Trong quá trình công tác luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu;
- Đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 143/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu;
- Về trình độ đào tạo:
+ Đối với các ngạch công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
+ Đối với các ngạch viên chức phải đạt trình độ đào tạo quy định tại tiêu chuẩn chức danh ngạch;
- Đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ.
Như vậy, đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu để được xét nâng ngạch công chức không qua thi thì phải thuộc đối tượng được xét nâng ngạch không qua thi theo khoản 1 Mục I Thông tư 03/2008/TT-BNV và đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên.
Hồ sơ xét nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu gồm những gì?
Khoản 1, 2 Mục III Thông tư 03/2008/TT-BNV quy định về hồ sơ, trình tự xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu gồm:
III. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN XÉT NÂNG NGẠCH
1. Hồ sơ xét nâng ngạch gồm:
a) Đơn đề nghị nâng ngạch của cán bộ, công chức, viên chức (trong đó nêu quá trình công tác; những thành tích, cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ);
b) Bản nhận xét quá trình công tác của người đứng đầu cơ quan sử dụng trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức (có xác nhận không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu);
c) Công văn đề nghị xét nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (trong đó nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người được đề nghị nâng ngạch; chức vụ, chức danh; cơ quan, đơn vị đang công tác; thời gian bắt đầu tham gia công tác trong các cơ quan tổ chức, đơn vị của nhà nước; ngạch công chức hoặc ngạch viên chức đang giữ; thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng; ngạch, bậc công chức hoặc ngạch, bậc viên chức đề nghị bổ nhiệm và xếp lương);
d) Bản tóm tắt lý lịch, quá trình diễn biến lương và bản chụp Quyết định lương gần nhất.
đ) Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; các văn bằng, chứng chỉ có liên quan; thông báo nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị xét nâng ngạch của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị (kèm hồ sơ nâng ngạch) gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét (Vụ Tổ chức cán bộ đối với Bộ, ngành hoặc Sở Nội vụ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Thẩm quyền xem xét, quyết định nâng ngạch công chức không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu thuộc về ai?
Thẩm quyền xem xét, quyết định nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu được quy định tại khoản 3 Mục III Thông tư 03/2008/TT-BNV như sau:
* Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương:
- Đối với cơ quan nhà nước:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành và địa phương) căn cứ vào hồ sơ xét nâng nạch, nếu nhất trí với đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ, công chức thì ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với cán bộ, công chức vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương theo phân cấp hiện hành.
- Đối với đơn vị sự nghiệp:
Cơ quan, đơn vị được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính căn cứ vào hồ sơ xét nâng ngạch, nếu nhất trí với đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức thì có công văn báo cáo Bộ, ngành và địa phương xem xét, thống nhất ý kiến. Sau đó, cơ quan, đơn vị được phân cấp mới ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với viên chức được xét nâng ngạch.
* Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương:
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị (có hồ sơ kèm theo) gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?