Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa có nêu:
- Tiêu chuẩn hóa là hoạt độngthiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Cụ thể, hoạt động này bao gồm quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ.
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào?
Về các cấp tiêu chuẩn hóa được chia theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004), cụ thể như sau:
Cấp tiêu chuẩn hóa được chia theo quy mô tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa xét về khía cạnh địa lý, chính trị hoặc kinh tế:
(1) Tiêu chuẩn hóa cấp quốc tế
Tiêu chuẩn hóa được tham gia mở rộng cho các cơ quan tương ứng của tất cả các nước.
(2) Tiêu chuẩn hóa cấp khu vực
Tiêu chuẩn hóa được tham gia mở rộng cho các cơ quan tương ứng của các nước chỉ trong một khu vực địa lý, chính trị hoặc kinh tế trên thế giới tham gia.
(3) Tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia
Tiêu chuẩn hóa được tiến hành ở cấp một nước riêng biệt.
CHÚ THÍCH: Trong một nước hoặc một đơn vị lãnh thổ của một nước, tiêu chuẩn hóa cũng có thể được tiến hành ở cấp ngành hoặc bộ, địa phương, hiệp hội, công ty, nhà máy, phân xưởng và văn phòng.
(4) Tiêu chuẩn hóa cấp lãnh thổ hành chính
Tiêu chuẩn hóa được tiến hành ở cấp một đơn vị lãnh thổ của một nước.
CHÚ THÍCH: Trong một nước hoặc một đơn vị lãnh thổ của một nước, tiêu chuẩn hóa cũng có thể được tiến hành ở cấp ngành hoặc bộ, địa phương, hiệp hội, công ty, nhà máy, phân xưởng và văn phòng.
Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Về mục đích của việc tiêu chuẩn hóa được nêu tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004), cụ thể:
Mục đích tiêu chuẩn hóa
CHÚ THÍCH: Những mục đích chung của tiêu chuẩn hóa đã nêu trong định nghĩa ở 1.1. Tiêu chuẩn hóa có thể có thêm một hoặc nhiều mục đích cụ thể làm cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng. Những mục đích này có thể (nhưng không hạn chế) là: kiểm soát sự đa dạng, tính sử dụng, tính tương thích, tính đổi lẫn, bảo vệ sức khoẻ, tính an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ sản phẩm, thông hiểu, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế, thương mại. Những mục đích trên có thể trùng lặp nhau.
4.1. Tính thỏa dụng/tính phù hợp với mục đích
Khả năng của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ đáp ứng được những mục đích đề ra trong những điều kiện nhất định.
4.2. Tính tương thích
Sự thích hợp của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ để sử dụng cùng nhau trong những điều kiện nhất định để đáp ứng những yêu cầu tương ứng mà không gây ra những tác động qua lại không thể chấp nhận được.
4.3. Tính đổi lẫn
Khả năng của một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ được sử dụng để thay thế cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ khác nhưng vẫn đáp ứng những yêu cầu tương tự.
CHÚ THÍCH: Về mặt chức năng, tính đổi lẫn này được gọi là “tính đổi lẫn chức năng”, còn về mặt kích thước thì gọi là “tính đổi lẫn kích thước”.
4.4. Kiểm soát tính đa dạng
Sự lựa chọn một số lượng tối ưu các kích cỡ hay chủng loại của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng được những nhu cầu đang thịnh hành.
CHÚ THÍCH: Kiểm soát sự đa dạng thường liên quan tới việc giảm bớt sự đa dạng.
4.5. Tính an toàn
Sự không có những rủi ro gây thiệt hại không thể chấp nhận được.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn hóa, tính an toàn của sản phẩm, quá trình và dịch vụ thường được xem xét theo quan điểm đạt được sự cân bằng tối ưu của hàng loạt yếu tố kể cả các yếu tố phi kỹ thuật, như hành vi của con người, làm giảm bớt tới mức chấp nhận được những rủi ro gây thiệt hại cho con người và hàng hóa.
4.6. Bảo vệ môi trường
Việc giữ gìn môi trường khỏi bị hủy hoại không thể chấp nhận được do những tác động bất lợi của sản phẩm, quá trình và dịch vụ.
4.7. Bảo vệ sản phẩm
Việc giữ cho sản phẩm chống lại tác động của khí hậu hoặc những điều kiện bất lợi khác trong thời gian sử dụng, vận chuyển hoặc bảo quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?