Tiêu chuẩn để xác định người lao động được nhận cổ phiếu ESOP theo quy định của pháp luật là gì?
Tiêu chuẩn để xác định người lao động được nhận cổ phiếu ESOP là gì?
Tiêu chuẩn để xác định người lao động được nhận cổ phiếu ESOP là gì? (Hình từ Internet)
Cổ phiếu ESOP (viết tắt của cụm từ: Employee Stock Ownership Plan) là loại hình cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động của công ty đại chúng.
Tại điểm c khoản 1 Mục III Thông tư 19/2003/TT-BTC quy định như sau:
CỔ PHIẾU QUỸ
1. Công ty cổ phần được mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần loại khác đã bán như quy định tại Điều 65 Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần chỉ được sử dụng nguồn vốn của các cổ đông để mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:
....
c. Mua lại cổ phần để bán cho người lao động (kể cả ban quản lý doanh nghiệp) theo giá ưu đãi hoặc thưởng cho người lao động bằng cổ phiếu theo nghị quyết của đại hội cổ đông.
Việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng phải đảm bảo có nguồn thanh toán từ quỹ phúc lợi, khen thưởng.
Giá bán cổ phiếu quỹ cho người lao động được thực hiện theo mức thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn giá mua vào của cổ phiếu quỹ.
Thông thường, việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ căn cứ trên sự đóng góp và số năm làm việc của người lao động tại công ty.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không có quy định nào cụ thể về điều kiện này.
Như vậy, công ty đại chúng có thể tự xây dựng tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình theo các tiêu chí riêng của mình thông qua Điều lệ hoặc các quy chế ban hành của công ty.
Mặc dù vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, công ty cần lưu ý đến quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp đối tượng được tham gia chương trình bao gồm cả người lao động nước ngoài.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài được tính như thế nào trong công ty đại chúng?
Căn cứ khoản 38 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về tỷ lệ sở hữu nước ngoài như sau:
38. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tính trên vốn điều lệ của tất cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong một công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
Như vậy, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tính trên vốn điều lệ của tất cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong một công ty đại chúng.
Việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của người lao động nước ngoài tại công ty đại chúng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về tỷ lệ sở hữu của người lao động là người nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng được xác định như sau:
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng được xác định như sau:
a) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
b) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;
c) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;
d) Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế;
đ) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
e) Trường hợp công ty đại chúng quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn tỷ lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này thì tỷ lệ cụ thể phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, hiện nay, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của người lao động nước ngoài tại công ty đại chúng được quy định theo các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
- Trường hợp 2: Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;
- Trường hợp 3: Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;
- Trường hợp 4: Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp 1, 2 và 3, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế;
- Trường hợp 5: Công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
- Trường hợp 6: Công ty đại chúng quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn tỷ lệ quy định tại trường hợp 1, 2, 3, 4, 5 thì tỷ lệ cụ thể phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại Điều lệ công ty.
Tóm lại, hiện nay pháp luật không có quy định nào cụ thể về việc xây dựng tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình phát hành cổ phiếu ESOP.
Vì vậy, công ty đại chúng có thể tự xây dựng tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình theo các tiêu chí riêng của mình thông qua Điều lệ hoặc các quy chế ban hành của công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?