Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở là gì? Số lượng Phó Chánh Văn phòng thuộc sở là bao nhiêu?
Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của sở và tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc sở
1. Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Thanh tra (nếu có);
c) Văn phòng (nếu có);
d) Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
2. Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
3. Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.
4. Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở (sau đây gọi chung là chi cục)
a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
b) Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.
5. Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở (sau đây gọi chung là phòng thuộc chi cục)
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở như sau: Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu:
- 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
- 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I;
- 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.
Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở là gì? Số lượng Phó Chánh Văn phòng thuộc sở là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số lượng Phó Chánh Văn phòng thuộc sở là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2025/NĐ-CP như sau:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở và số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở
...
2. Số lượng Phó Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở
a) Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;
b) Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;
c) Phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng.
3. Số lượng Phó Chánh Thanh tra sở
a) Thanh tra sở có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Chánh Thanh tra;
b) Thanh tra sở có từ 08 biên chế công chức trả lên được bố trí không quá 02 Phó Chánh Thanh tra.
4. Số lượng Phó Chánh Văn phòng sở được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Số lượng Phó Chi cục trưởng thuộc sở
a) Chi cục có từ 01 đến 03 phòng và tương đương được bố trí 01 Phó Chi cục trưởng;
b) Chi cục không có phòng hoặc có từ 04 phòng và tương đương trở lên được bố trí không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
6. Số lượng Phó Trưởng phòng thuộc chi cục thuộc sở áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, số lượng Phó Chánh Văn phòng thuộc sở được quy định như sau:
- Văn phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, Văn phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và Văn phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Chánh Văn phòng;
- Văn phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, Văn phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và Văn phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Chánh Văn phòng;
- Văn phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.
Vị trí và chức năng của sở được quy định như thế nào?
Vị trí và chức năng của sở được quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2025/NĐ-CP như sau:
Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm những cấp nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?