Tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm để sản xuất mới cung cấp nội dung thiết yếu được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề sản xuất mới các xuất bản phẩm. Cho tôi hỏi tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm để sản xuất mới cung cấp nội dung thiết yếu được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Đinh Chương ở Hà Giang.

Yêu cầu chung đối với hoạt động sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT về yêu cầu chung đối với sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu như sau:

Sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu
1. Yêu cầu chung
a) Xuất bản phẩm phải cung cấp nội dung thông tin thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội mà người dân cần có, Nhà nước cần cung cấp, nhưng xã hội chưa đáp ứng được; Ưu tiên phục vụ đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao;
b) Các xuất bản phẩm không được trùng lặp với xuất bản phẩm đã được thực hiện ở các nhiệm vụ, chương trình, đề án khác.
...

Theo đó, xuất bản phẩm phải cung cấp nội dung thông tin thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội mà người dân cần có, Nhà nước cần cung cấp, nhưng xã hội chưa đáp ứng được.

Và ưu tiên phục vụ đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Các xuất bản phẩm không được trùng lặp với xuất bản phẩm đã được thực hiện ở các nhiệm vụ, chương trình, đề án khác.

Xuất bản phẩm

Xuất bản phẩm (Hình từ Internet)

Tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm để sản xuất mới cung cấp nội dung thiết yếu được quy định thế nào?

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm như sau:

Sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu
...
2. Tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm
a) Về nội dung: Đề tài xuất bản phẩm thuộc một hoặc một số chủ đề sau:
- Phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm áp dụng trong sản xuất, những mô hình sinh kế bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng, chống biến đổi khí hậu;
- Phổ biến, giới thiệu kiến thức về văn hóa, văn học, nghệ thuật, di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc cần quảng bá, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau và tạo dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;
- Giới thiệu, tôn vinh những cá nhân điển hình, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
b) Về hình thức: Được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số (nếu có)
- Đối với xuất bản phẩm điện tử thực hiện theo định dạng xuất bản phẩm điện tử thông thường, xuất bản phẩm dạng âm thanh, xuất bản phẩm đa phương tiện với các yêu cầu cụ thể sau:
+ Đối với xuất bản phẩm điện tử thông thường: Được thể hiện dưới dạng chữ viết (có thể có thêm hình ảnh tĩnh minh họa); thiết kế lật theo từng trang (flipbook) hoặc đọc nối tiếp không có ngắt trang; đọc được bằng phương tiện điện tử thông dụng;
+ Đối với xuất bản phẩm điện tử dưới dạng âm thanh: Được thu âm trực tiếp từ giọng người đọc hoặc thiết bị đọc tự động, nghe được bằng phương tiện điện tử thông dụng;
+ Đối với xuất bản phẩm đa phương tiện: Được thể hiện dưới dạng kết hợp âm thanh, hình ảnh động; đọc, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử thông dụng.
- Đối với xuất bản phẩm in: Số trang in tối đa 300 trang/xuất bản phẩm, khuôn khổ 14,5 x 20,5cm, có tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật phù hợp với hoạt động truyền thông. Các xuất bản phẩm in được thực hiện đồng thời với xuất bản phẩm điện tử để phục vụ đông đảo người đọc trên nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm điện tử, báo điện tử thiết yếu do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
c) Về bản quyền
- Các xuất bản phẩm được lựa chọn thực hiện phải đảm bảo quy định về pháp luật xuất bản và sở hữu trí tuệ;
- Thời hạn chuyển nhượng bản quyền tối thiểu là 05 năm, tính từ ngày giám đốc nhà xuất bản ra quyết định phát hành xuất bản phẩm điện tử.

Theo quy định trên, tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm để sản xuất mới cung cấp nội dung thiết yếu gồm tiêu chí về nội dung, tiêu chí về hình thức và tiêu chí về bản quyền.

Về tiêu chí nội dung: đề tài xuất bản phẩm thuộc một hoặc một số chủ đề được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 nêu trên.

Về tiêu chí hình thức: đề tài xuất bản phẩm được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số (nếu có).

Về tiêu chí bản quyền: các xuất bản phẩm được lựa chọn thực hiện phải đảm bảo quy định về pháp luật xuất bản và sở hữu trí tuệ.

Và thời hạn chuyển nhượng bản quyền tối thiểu là 05 năm, tính từ ngày giám đốc nhà xuất bản ra quyết định phát hành xuất bản phẩm điện tử.

Việc sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu được thực hiện theo quy trình thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về quy trình thực hiện sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu như sau:

Sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu
...
3. Quy trình thực hiện
a) Đăng ký đề tài xuất bản phẩm:
- Nhà xuất bản chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký đề tài xuất bản phẩm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn kinh phí của Tiểu dự án.
- Thông tin đăng ký gồm những nội dung sau: Tên đề tài; Tác giả; Tóm tắt nội dung; Thể loại; Ngôn ngữ xuất bản (trường hợp thực hiện bằng tiếng dân tộc thiểu số thì ghi rõ tiếng dân tộc nào); Hình thức xuất bản phẩm thực hiện (xuất bản phẩm in, xuất bản phẩm điện tử thông thường, xuất bản phẩm điện tử dưới dạng âm thanh và xuất bản phẩm đa phương tiện); Thời hạn mua bản quyền tác phẩm (đối với xuất bản phẩm điện tử); Phương thức thực hiện; Đối tượng phát hành (đối với xuất bản phẩm in), tên miền xuất bản, phát hành (đối với xuất bản phẩm điện tử); Thời gian thực hiện xuất bản phẩm; Kinh phí thực hiện, bao gồm kinh phí của Tiểu dự án, đóng góp của nhà xuất bản (nếu có).
b) Xét chọn đề tài:
- Ở Trung ương: Căn cứ vào danh mục đề tài xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xét chọn danh mục đề tài xuất bản phẩm theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn kinh phí của Tiểu dự án;
- Ở địa phương: Căn cứ vào danh mục đề tài xuất bản phẩm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xét chọn danh mục đề tài xuất bản phẩm theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn kinh phí của Tiểu dự án; gửi danh mục xuất bản phẩm được xét chọn về Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp quản lý.
c) Tổ chức xuất bản và phát hành
- Căn cứ đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Nhà xuất bản tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành theo quy định pháp luật;
- Nhà xuất bản phải ghi rõ thời hạn (từ ngày, đến ngày) xuất bản phẩm được đọc miễn phí trên các nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm điện tử và phải thông báo bằng văn bản cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả biết ngày phát hành xuất bản phẩm để tính thời hạn chuyển nhượng theo thỏa thuận (Mẫu thông báo tại Phụ lục 3 kèm theo), đồng thời gửi thông báo đến cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông cùng cấp để theo dõi, quản lý;
- Việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan.

Như vậy, nhà xuất bản chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký đề tài xuất bản phẩm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn kinh phí của Tiểu dự án.

Sau đó, đề tài sẽ được xét chọn ở 2 cấp địa phương và trung ương. Và căn cứ đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Nhà xuất bản tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành theo quy định pháp luật.

Xuất bản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
Pháp luật
05 trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu?
Pháp luật
Có phải thu hồi tác phẩm nghệ thuật sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng thiếu 2 Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện hành?
Pháp luật
Điều kiện nhận in xuất bản phẩm là gì? Hành vi nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo không được ký duyệt bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài?
Pháp luật
Xuất bản phẩm được xuất bản thông qua cơ quan nào? Nhà nước có ưu đãi tiền thuê đất đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm hay không?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm là phải có mặt bằng sản xuất và thiết bị đúng không?
Pháp luật
Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp xuất bản phẩm thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất bản phẩm
1,121 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất bản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất bản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào