Tiền lương làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc được quy định thế nào? Công ty không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động thì có bị xử phạt gì không?
Tiền lương làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định trợ cấp thôi việc như sau:
"Điều 46. Trợ cấp thôi việc
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Do đó, bạn thắc mắc là tiền trợ cấp thôi việc trả cho người lao động làm việc là tiền lương làm căn cứ tính toán là tiền lương thực nhận hay tiền lương nộp bảo hiểm xã hội thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm."
Theo đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Trợ cấp thôi việc
Công ty không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động thì có bị xử phạt gì không?
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì nếu không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính:, cụ thể:
"Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này."
Như vậy, tùy theo mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động có thể sẽ bị phạt lên đến 20 triệu đồng. Còn đối với tổ chức có thể lên đến 40 triệu đồng theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP khi không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Mẫu bài phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Những câu chúc mừng khai trương hay nhất? Chúc mừng khai trương hồng phát ngắn gọn, ý nghĩa?
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 là thứ mấy năm 2024? Học sinh có được nghỉ vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 không?
- Đã có Quyết định 3703 năm 2024 về TTHC nội bộ lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- 03 nguyên tắc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm do ai ban hành?