Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó thì có được bảo hiểm không?
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó thì có được bảo hiểm không?
- Tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng là bao lâu?
Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó thì có được bảo hiểm không?
Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó thì có được bảo hiểm không, thì theo khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Theo đó, tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó thì không được bảo hiểm.
Bảo hiểm tiền gửi (Hình từ Internet)
Tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng thì bị phạt theo điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 Điều 38 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
...
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận bảo hiểm đối với tiền gửi không được bảo hiểm quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
b) Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
...
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như vậy, tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng thì bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Đồng thời buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả do thực hiện hành vi này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nhận bảo hiểm đối với tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?