Thuyết bất khả tri là gì? Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu?
Thuyết bất khả tri là gì? Ví dụ về thuyết bất khả tri?
Thuyết bất khả tri là gì?
Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết bất khả tri. Theo thuyết này, con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng.
Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm... của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó không phải là cái tuyệt đối tin cậy.
Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người, nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới. Thuyết Bất khả tri cũng không đặt vấn đề về niềm tin, mà là chỉ phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức.
Ví dụ về thuyết bất khả tri?
- Vấn đề về ý thức: Làm thế nào mà các quá trình vật lý trong não bộ có thể tạo ra ý thức chủ quan? Đây là một câu hỏi mà nhiều nhà triết học cho rằng chúng ta có thể không bao giờ trả lời được một cách đầy đủ.
- Sự sống ngoài Trái đất: Mặc dù có nhiều giả thuyết và nghiên cứu, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định hay phủ nhận sự tồn tại của sự sống ở các hành tinh khác.
- Cuộc sống sau cái chết: Khi được hỏi về cuộc sống sau cái chết, một người theo thuyết bất khả tri có thể trả lời rằng họ không biết và không thể biết liệu có cuộc sống sau cái chết hay không, vì không có cách nào để kiểm chứng điều này một cách chắc chắn.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thuyết bất khả tri là gì? Ví dụ về thuyết bất khả tri? Môn Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu? (Hình từ internet)
Môn Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu?
Theo Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có nêu:
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
...
2. Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
a) Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin để giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên.
b) Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu mỗi nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời cũng cần nhận thức các nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
Như vậy, một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu môn Triết học Mác Lênin như sau:
- Học tập, nghiên cứu môn Triết học Mác Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại.
- Học tập, nghiên cứu môn Triết học Mác Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu mỗi nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời cũng cần nhận thức các nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
Theo Triết học Mác Lênin, ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Chương mở đầu Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ban hành kèm theo ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT Theo Triết học Mác Lênin thì Chủ nghĩa Mác Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có 03 bộ phận lý luận quan trọng nhất cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin bao gồm:
- Triết học;
- Kinh tế chính trị học;
- Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?