Thuyền viên tàu biển đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì chủ tàu có phải bố trí cho thuyền viên hồi hương không?
- Trong hợp đồng lao động của thuyền viên tàu biển phải có những nội dung nào theo quy định hiện nay?
- Thuyền viên tàu biển đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì chủ tàu có phải bố trí cho thuyền viên hồi hương không?
- Sau khi hồi hương thì thuyền viên cần phải hoàn trả những chi phí nào cho chủ tàu?
Trong hợp đồng lao động của thuyền viên tàu biển phải có những nội dung nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 62 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy điịnh về nội dung hợp đồng lao động của thuyền viên như sau:
Hợp đồng lao động của thuyền viên
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Dẫn chiếu Điều 21 Bộ luật Lao động 2015 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Như vậy, trong hợp đồng lao động của thuyền viên tàu biển và chủ tàu phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động thì còn cần phải có thêm các nội dung sau:
(1) Việc hồi hương của thuyền viên;
(2) Bảo hiểm tai nạn;
(3) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
(4) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Thuyền viên tàu biển đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì chủ tàu có phải bố trí cho thuyền viên hồi hương không? (Hình từ Internet)
Thuyền viên tàu biển đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì chủ tàu có phải bố trí cho thuyền viên hồi hương không?
Căn cứ Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về trường hợp chủ tàu cần bố trí cho thuyền viên tàu biển hồi hương như sau:
Hồi hương thuyền viên
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
c) Tàu bị chìm đắm;
d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
...
Theo quy định trên thì trường hợp thuyền viên tàu biển đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương, về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
Sau khi hồi hương thì thuyền viên cần phải hoàn trả những chi phí nào cho chủ tàu?
Căn cứ Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định vê các chi phí hồi hương của thuyền viên như sau:
Hồi hương thuyền viên
...
3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:
a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng;
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kilôgam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.
...
Từ quy định trên thì thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sau khi được chủ tàu bố trí hồi hương thì cần hoàn trả lại chi phí cho chủ tàu, các chi phí bao gồm chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng; chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;...và các chi phí khác theo quy đinh nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?