Thuyền trưởng điều khiển tàu biển của mình gây ra tai nạn hàng hải nhưng lại bỏ trốn thì sẽ bị xử lý ra sao?
Tai nạn hàng hải là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.
Phân loại mức độ tai nạn hàng hải quy định thế nào?
Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định phân loại mức độ tai nạn hàng hải như sau:
- Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
+ Làm chết hoặc mất tích người;
+ Làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích;
+ Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc hại trở lên;
+ Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.
- Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
+ Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu;
+ Làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn hóa chất đến dưới 50 tấn hóa chất độc hại;
+ Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ.
- Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải xảy ra ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Tai nạn hàng hải
Trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải như sau:
- Thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm báo cáo tai nạn hàng hải cho Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải nhanh chóng, chính xác theo quy định tại Thông tư này.
- Thuyền trưởng của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức cứu nạn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả phù hợp với điều kiện an toàn của tàu.
- Thuyền trưởng, thuyền viên của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hiện trường tai nạn và thiết bị ghi dữ liệu hành trình tại thời điểm xảy ra tai nạn hàng hải và cung cấp các chứng cứ liên quan đến tai nạn hàng hải cho cơ quan điều tra.
- Thuyền trưởng, thuyền viên của tàu biển và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời cho cơ quan điều tra và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin cung cấp.
- Đối với tai nạn hàng hải gây tổn thất về thân thể thuyền viên thì thuyền trưởng, chủ tàu, người sử dụng lao động, ngoài nghĩa vụ báo cáo theo quy định của Thông tư này, phải thực hiện việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định pháp luật.
Gây ra tai nạn hàng hải nhưng bỏ trốn bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 33 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền, cụ thể:
"...
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không trung thực các tài liệu, vật chứng liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 và điểm a khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển chướng ngại vật do vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc di rời khỏi vùng hoạt động cho phù hợp với cấp tàu hoạt động đối với hành vi được quy định tại khoản 10 Điều này."
Theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 33 Nghị định 142/2017/NĐ-CP thì hành vi bỏ trốn khi gây ra tai nạn hàng hải bị phạt tiền từ 40 triệu-60 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?