Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có được mang cờ quốc tịch nước ngoài không?
Chủ tàu biển được quy định như thế nào?
Điều 15 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:
- Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.
- Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu.
- Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có được mang cờ quốc tịch nước ngoài không?
Điều 30 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định điều kiện tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài như sau:
- Tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước phải đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không có vốn nhà nước được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo quyết định của chủ sở hữu tàu. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tàu biển được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, chủ tàu phải gửi 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển về Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để phục vụ công tác quản lý.
- Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam do tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mua hoặc thuê tàu trần được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu chủ tàu yêu cầu.
- Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với kho chứa nổi và giàn di động.
Điều 31 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài
- Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thực hiện theo quy định pháp Luật của quốc gia tàu mang cờ.
- Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê hoặc thuê mua trước khi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài phải được thực hiện việc xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu thỏa mãn các điều kiện và thực hiện thủ tục đăng ký theo luật định.
Điều kiện tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài
Quy định về treo Quốc kỳ trong các ngày lễ lớn như thế nào?
Điều 61 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Trong các ngày lễ lớn, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có). Việc trang trí cờ hiệu không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bốc, dỡ hàng hóa của tàu. Trong các ngày lễ khác, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái. Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ của tàu thuyền;
- Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nêu trên đã rời khỏi tàu;
- Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính;
- Khi tàu neo đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang neo đậu;
- Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo, đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu;
- Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ;
- Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong.
Tàu biển không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc không treo cờ quốc tịch bị xử lý như thế nào?
Điều 7 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 23/2017/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định của tàu thuyền Việt Nam.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
- Tàu thuyền nước ngoài không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo không đúng quy định khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam;
- Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch.
(3) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc không treo cờ quốc tịch có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng bị buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định đây là mức phạt đối với cá nhân, còn với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?