Thuốc thú y nhập khẩu vào Việt Nam để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất thì có được miễn kiểm tra chất lượng không?
- Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu là cơ quan nào?
- Thuốc thú y nhập khẩu vào Việt Nam để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất thì có được miễn kiểm tra chất lượng không?
- Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì có được nhập khẩu không?
Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu là cơ quan nào?
Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT) như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra: Cục Thú y.
2. Đối tượng kiểm tra: Thuốc thú y khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra chất lượng trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp thuốc thú y nhập khẩu được miễn kiểm tra chất lượng:
a) Thuốc thú y nhập khẩu làm mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành;
b) Thuốc thú y nhập khẩu để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu là Cục Thú y.
Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Thuốc thú y nhập khẩu vào Việt Nam để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất thì có được miễn kiểm tra chất lượng không?
Các trường hợp thuốc thú y nhập khẩu được miễn kiểm tra chất lượng được quy định tại khoản 3 Điều 34 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT) như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra: Cục Thú y.
2. Đối tượng kiểm tra: Thuốc thú y khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra chất lượng trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp thuốc thú y nhập khẩu được miễn kiểm tra chất lượng:
a) Thuốc thú y nhập khẩu làm mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành;
b) Thuốc thú y nhập khẩu để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Thuốc thú y nhập khẩu làm nguyên liệu dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;
d) Nguyên liệu làm thuốc thú y;
đ) Các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP);
e) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp thuốc thú y nhập khẩu vào Việt Nam để chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất thì được miễn kiểm tra chất lượng.
Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì có được nhập khẩu không?
Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Thú y 2015 như sau:
Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y
1. Thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, trừ vắc-xin, vi sinh vật dùng trong thú y khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Thú y.
2. Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;
c) Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
d) Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
đ) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;
e) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
3. Nguyên liệu thuốc thú y được nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
(1) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;
(2) Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;
(3) Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
(4) Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
(5) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;
(6) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?