Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra những việc gì?
- Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra những việc gì?
- Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra dưới hình thức nào?
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện dân chủ trong quan hệ công việc với công dân có trách nhiệm gì?
- Quan hệ giữa hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập với cơ quan quản lý cấp trên trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động
Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra những việc gì?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra
1. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hằng năm của cơ sở giáo dục.
2. Công tác tài chính, quản lý và sử dụng tài sản; xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục; việc thu chi các khoản đóng góp của người học, các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục.
3. Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
4. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học trong cơ sở giáo dục.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục.
Như vậy thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra những việc như quy định trên.
Cơ sở giáo dục công lập (Hình từ Internet)
Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra dưới hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hình thức giám sát, kiểm tra
Cơ sở giáo dục tổ chức để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động giám sát, kiểm tra thông qua các hình thức sau:
1. Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục.
2. Thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ sở giáo dục.
3. Thông qua hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động.
Như vậy thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra dưới hình thức sau:
- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục.
- Thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ sở giáo dục.
- Thông qua hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện dân chủ trong quan hệ công việc với công dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của hiệu trưởng
1. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục để công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây gọi chung là công dân, tổ chức) biết các nội dung sau:
a) Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;
b) Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
c) Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;
d) Phí, lệ phí theo quy định;
đ) Thời gian giải quyết từng loại công việc.
2. Chỉ đạo và kiểm tra nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
3. Chỉ đạo việc bố trí nơi tiếp công dân, thực hiện việc tiếp công dân và bố trí hòm thư góp ý (trực tiếp hoặc qua hòm thư điện tử); chỉ đạo người phụ trách công tác hành chính của cơ sở giáo dục cùng đại diện Ban Thanh tra nhân dân nghiên cứu các ý kiến góp ý, báo cáo hiệu trưởng xem xét, giải quyết.
4. Cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan khi công dân, tổ chức có yêu cầu theo quy định của pháp luật; những kiến nghị, phản ánh, phê bình của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.
Quan hệ giữa hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập với cơ quan quản lý cấp trên trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quan hệ giữa hiệu trưởng với cơ quan quản lý cấp trên
1. Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời, nghiêm túc.
2. Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cơ quan quản lý cấp xem xét giải quyết.
3. Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong chỉ đạo của cấp trên, góp ý, phê bình cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong khi ý kiến lên cấp trên chưa được giải quyết, cơ sở giáo dục vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện chỉ đạo của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?