Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có cần phải thực hiện việc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
- Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có cần phải thực hiện việc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
- Nôi dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có bao gồm việc đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường không?
- Để trở thành cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại có bắt buộc phải có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh không?
Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có cần phải thực hiện việc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có cần phải thực hiện việc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 36 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
Công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác
...
2. Thức ăn chăn nuôi không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
a) Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ là thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự phối trộn để dùng cho nhu cầu chăn nuôi của cơ sở, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
b) Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng là thức ăn chăn nuôi sản xuất theo đơn đặt hàng giữa cơ sở đặt hàng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, chỉ được sử dụng trong nội bộ của cơ sở đặt hàng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
c) Thức ăn chăn nuôi khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác thì thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sẽ không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có cần phải thực hiện việc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không? (Hình từ internet)
Nôi dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có bao gồm việc đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường không?
Nôi dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có bao gồm việc đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường được quy định tại Điều 37 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là việc đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và môi trường thông qua việc nuôi dưỡng thử nghiệm trên vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường;
c) Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về khảo nghiệm chăn nuôi thì việc đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường là một trong những nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, nội dung khảo nghiệm còn bao gồm: Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi và những nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
Để trở thành cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại có bắt buộc phải có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh không?
Để trở thành cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại thì có bắt buộc phải có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh được quy định tại Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
...
Như vậy, việc có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định là một trong những điều kiện để trở thành cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?