Thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường được xây dựng dựa theo nguyên tắc nào? Để triển khai xây dựng thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu bước?
Thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường được xây dựng dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế quản lý và hoạt động thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2350/QĐ-BTNMT năm 2019, có quy định về nguyên tắc xây dựng thư viện số như sau:
Nguyên tắc xây dựng thư viện số
1. Xây dựng mô hình thư viện số kế thừa dựa trên cơ sở hệ thống thư viện điện tử tài nguyên môi trường; đảm bảo nguồn lực thông tin được chuẩn hóa, thống nhất, liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các thư viện trong hệ thống Thư viện Bộ; hình thành khối cơ sở dữ liệu dùng chung. Khi truy cập tại bất kỳ thư viện nào thuộc hệ thống Thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường đều khai thác được nguồn thông tin tài liệu của cả hệ thống, từ đó tránh được sự trùng lặp trong việc đầu tư nguồn tài liệu.
2. Hệ thống thư viện số có tính tương thích và truy cập mở, phải kết nối được CSDL thông tin, tài liệu với hệ thống liên quan: Hệ thống thông tin lưu trữ, Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ.
3. Đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn thông tin trong tài liệu số, tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Bảo tồn và phát huy giá trị vốn tài liệu truyền thống thông qua hoạt động số hóa.
4. Xây dựng, cung cấp dịch vụ thư viện số phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an ninh mạng, bản quyền tác giả và quyền liên quan.
Như vậy, thì thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường được xây dựng theo những nguyên tắc được quy định như trên.
Thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường được xây dựng dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Để triển khai xây dựng thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu bước?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế quản lý và hoạt động thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2350/QĐ-BTNMT năm 2019, có quy định về các bước triển khai xây dựng thư viện số như sau:
Các bước triển khai xây dựng thư viện số
1. Lập kế hoạch phát triển thư viện số cho từng giai đoạn.
2. Củng cố và hệ thống hóa nguồn tài nguyên thông tin hiện có.
3. Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin số (số hóa tài liệu, cập nhật thông tin biên mục), xây dựng các chính sách tạo lập, truy cập tài nguyên số;
4. Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới về quản trị tài nguyên số, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đầu tư cho thư viện.
5. Thực hiện phân cấp, phân quyền theo cơ cấu quản lý, chức năng nhiệm vụ, bản quyền tài liệu, quyền khai thác và sử dụng hệ thống.
6. Xây dựng dịch vụ thư viện số gồm:
a) Chia sẻ thông tin, tài liệu số.
b) Dịch vụ cung cấp tài liệu số.
c) Tra cứu thông tin, tài liệu số.
Như vậy, theo quy định trên thì để triển khai xây dựng thư viện số Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07 bước:
- Lập kế hoạch phát triển thư viện số cho từng giai đoạn.
- Củng cố và hệ thống hóa nguồn tài nguyên thông tin hiện có.
- Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin số (số hóa tài liệu, cập nhật thông tin biên mục), xây dựng các chính sách tạo lập, truy cập tài nguyên số;
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới về quản trị tài nguyên số, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đầu tư cho thư viện.
- Thực hiện phân cấp, phân quyền theo cơ cấu quản lý, chức năng nhiệm vụ, bản quyền tài liệu, quyền khai thác và sử dụng hệ thống.
- Xây dựng dịch vụ thư viện số
Liên thông thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường với thư viện trong nước và nước ngoài thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý và hoạt động thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2350/QĐ-BTNMT năm 2019, có quy định về liên thông thư viện với thư viện trong nước và nước ngoài như sau:
Liên thông thư viện với thư viện trong nước và nước ngoài
1. Thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường sẵn sàng tham gia liên thông với các hệ thống thư viện điện tử trong các Bộ, ngành, các Viện, Trường Đại học... trong nước và trên thế giới khi được sự đồng ý của các thư viện đó.
2. Phương thức thực hiện liên thông:
a) Thực hiện mượn liên thư viện trong nước và nước ngoài;
b) Phối hợp mua và sử dụng chung các nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu;
c) Xây dựng mục lục liên hợp;
d) Xử lý chuyên môn nghiệp vụ, biên mục;
3. Chính sách liên thông với thư viện khác sẽ được quy định bằng văn bản riêng và có các cam kết thực hiện cụ thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì liên thông thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường với thư viện trong nước và nước ngoài thực hiện theo phương thức sau:
- Thực hiện mượn liên thư viện trong nước và nước ngoài;
- Phối hợp mua và sử dụng chung các nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu;
- Xây dựng mục lục liên hợp;
- Xử lý chuyên môn nghiệp vụ, biên mục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?