Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
Bản cam kết không đi làm trễ là gì?
Bản cam kết không đi làm trễ dành cho người lao động là văn bản được cá nhân viết hoặc ký kết nhằm cam kết với công ty, tổ chức, hoặc cấp quản lý rằng họ sẽ không đến muộn khi làm việc.
Bản cam kết này thường được yêu cầu trong các trường hợp:
- Cá nhân đã vi phạm quy định về giờ giấc nhiều lần.
- Công ty yêu cầu nhân viên cam kết chấp hành nghiêm túc nội quy về giờ giấc.
- Nhằm tạo ý thức tự giác và trách nhiệm đối với công việc.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu bản cam kết không đi làm trễ là mẫu nào, tuy nhiên, doanh nghiệp, người lao động có thể tham khảo mẫu bản cam kết không đi làm trễ sau đây:
TẢI VỀ Mẫu bản cam kết không đi làm trễ
Hướng dẫn viết mẫu bản cam kết không đi làm trễ:
(1) Điền cụ thể tên công ty mà người lao động đang làm việc.
(2) Điền đầy đủ họ và tên của người lao động viết giấy cam kết này.
(3) Điền đầy đủ số, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người lao động.
(4) Điền cụ thể tên phòng/ban/tổ/bộ phận mà người lao động đang làm việc.
(5) Điền tên chức vụ mà người lao động đang đảm nhận khi làm việc tại công ty (Ví dụ: Trưởng phòng Nhân sự).
(6) Ghi rõ nội dung mà người lao động cam kết với công ty, bao gồm: nội dung cam kết, thời gian thực hiện cam kết và các đề nghị khác…
Nội dung cam kết nên được trình bày ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Nếu có nhiều nội dung cam kết thì người lao động nên trình bày theo hình thức đánh số thứ tự (1, 2, 3, …) cho từng nội dung cụ thể để người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn.
(7) Người lao động viết giấy cam kết này ký và ghi rõ họ tên bên dưới.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Người lao động có nghĩa vụ thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không? (Hình từ Internet)
Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ?
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 thì kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 về nội quy lao động như sau:
Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
...
Theo đó, nội quy lao động gồm có trật tự tại nơi làm việc, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 về quyền của người sử dụng lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, trong trường hợp nội quy công ty (nội quy lao động) có quy định việc đi làm trễ là hành vi vi phạm kỷ luật lao động và hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi này thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ (trừ trường hợp không được xử lý kỷ luật đối với người lao động theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019).
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động gồm có:
(1) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
(2) Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
(3) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?