Thư viện của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về số lượng tài nguyên thông tin?
Tài nguyên thông tin là gì?
Tài nguyên thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên thông tin là những tài liệu dưới dạng xuất bản phẩm hoặc dạng số, được xuất bản, phát hành hợp pháp qua các ngôn ngữ khác nhau phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Tài nguyên thông tin được dùng cho người sử dụng thư viện trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, bao gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu nội sinh.
...
Như vậy, theo quy định, tài nguyên thông tin là những tài liệu dưới dạng xuất bản phẩm hoặc dạng số, được xuất bản, phát hành hợp pháp qua các ngôn ngữ khác nhau phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.
Tài nguyên thông tin được dùng cho người sử dụng thư viện trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, bao gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu nội sinh.
Tài nguyên thông tin là gì? (Hình từ Internet)
Thư viện của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về số lượng tài nguyên thông tin?
Tiêu chuẩn về số lượng tài nguyên thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT như sau:
Tài nguyên thông tin
...
2. Số lượng tài nguyên thông tin
a) Số tên giáo trình: Có đầy đủ giáo trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo dùng cho giảng viên, người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học;
b) Số bản sách cho mỗi tên giáo trình: Có ít nhất 50 bản sách/1.000 người học;
c) Số bản sách cho mỗi tên tài liệu tham khảo: Có ít nhất 20 bản sách/1.000 người học;
d) Tài nguyên thông tin số
- Giáo trình, tài liệu tham khảo bảo đảm các quy định về sở hữu trí tuệ, được số hóa theo thỏa thuận của cơ sở giáo dục đại học với tác giả. Với các giáo trình, tài liệu tham khảo đã được số hóa thì số bản sách bảo đảm tối thiểu 50% định mức quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này;
- Tài liệu nội sinh được số hóa 100%;
- Có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế về sách, tạp chí khoa học phù hợp với trình độ và quy mô đào tạo của ngành đào tạo.
...
Như vậy, theo quy định, thư viện của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn về số lượng tài nguyên thông tin như sau:
(1) Số tên giáo trình: Có đầy đủ giáo trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo dùng cho giảng viên, người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học;
(2) Số bản sách cho mỗi tên giáo trình: Có ít nhất 50 bản sách/1.000 người học;
(3) Số bản sách cho mỗi tên tài liệu tham khảo: Có ít nhất 20 bản sách/1.000 người học;
(4) Tài nguyên thông tin số:
- Giáo trình, tài liệu tham khảo bảo đảm các quy định về sở hữu trí tuệ, được số hóa theo thỏa thuận của cơ sở giáo dục đại học với tác giả.
Với các giáo trình, tài liệu tham khảo đã được số hóa thì số bản sách bảo đảm tối thiểu 50% định mức quy định tại mục (2), (3);
- Tài liệu nội sinh được số hóa 100%;
- Có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế về sách, tạp chí khoa học phù hợp với trình độ và quy mô đào tạo của ngành đào tạo.
Thư viện của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về số lượng tài nguyên thông tin? (Hình từ Internet)
Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin trong thư viện của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT như sau:
Cơ sở vật chất
...
4. Lưu trữ tài nguyên thông tin
a) Tài nguyên thông tin được tổ chức, sắp xếp thành khu riêng biệt hoặc kết hợp trong các phòng đọc, không gian mở bảo đảm việc quản lý, bảo quản và lưu trữ phù hợp với đặc thù của từng loại tài nguyên thông tin, gồm: Tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm được lưu trữ theo hình thức kho mở và kho đóng; tài nguyên thông tin số được lưu trữ trên hệ thống máy chủ và các loại hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác;
b) Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm bảo đảm diện tích kho đóng 2,5 m2/1.000 bản sách; kho mở 4,5 m2/1.000 bản sách;
c) Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin số bảo đảm diện tích để tổ chức hệ thống máy chủ và các loại hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác.
5. Tra cứu, mượn trả và quầy thông tin
a) Khu vực tra cứu được tổ chức riêng biệt hoặc kết hợp trong các phòng đọc;
b) Khu vực mượn trả được bố trí ở vị trí thuận lợi cho hoạt động mượn trả tài nguyên thông tin;
...
Như vậy, theo quy định, khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin trong thư viện của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Tài nguyên thông tin được tổ chức, sắp xếp thành khu riêng biệt hoặc kết hợp trong các phòng đọc, không gian mở bảo đảm việc quản lý, bảo quản và lưu trữ phù hợp với đặc thù của từng loại tài nguyên thông tin, gồm:
- Tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm được lưu trữ theo hình thức kho mở và kho đóng;
- Tài nguyên thông tin số được lưu trữ trên hệ thống máy chủ và các loại hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác;
(2) Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm bảo đảm diện tích kho đóng 2,5 m2/1.000 bản sách; kho mở 4,5 m2/1.000 bản sách;
(3) Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin số bảo đảm diện tích để tổ chức hệ thống máy chủ và các loại hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?