Hướng dẫn giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 như thế nào?
Hướng dẫn giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học như sau:
(1) Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
- Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt.
(2) Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định 125/2024/NĐ-CP. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.
(3) Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học gồm:
- Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục) (theo Mẫu số 10 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
Đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 11 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
- Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Báo cáo kèm minh chứng về các vi phạm của trường;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
(4) Trình tự thực hiện:
- Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể, lập báo cáo thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể theo thẩm quyền.
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được thực hiện như đối với thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP đến mức phải giải thể mà không có đề nghị của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định các điều kiện bị giải thể của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, lập hồ sơ giải thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể theo thẩm quyền;
- Quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
(5) Đối với những cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
Hướng dẫn giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định điều kiện để phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện để phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo như sau:
(1) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(2) Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(3) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(4) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(5) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của phân hiệu theo đúng cam kết trong đề án thành lập phân hiệu;
(6) Có quy chế tổ chức và hoạt động của phân hiệu, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phân hiệu; tổ chức bộ máy; hoạt động đào tạo; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động; nhiệm vụ và quyền của người học; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của phân hiệu.
Quy định điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo là gì?
Căn cứ theo Điều 96 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo như sau:
- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.
- Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của trường đại học theo đúng cam kết trong đề án thành lập trường.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?