Quyền và nghĩa vụ của viên chức khi làm việc tại doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập theo Nghị định 88 2025?
- Quyền và nghĩa vụ của viên chức khi làm việc tại doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập theo Nghị định 88 2025?
- Hướng dẫn về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo?
- Trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp trong việc đề nghị hỗ trợ tài chính trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia?
Quyền và nghĩa vụ của viên chức khi làm việc tại doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập theo Nghị định 88 2025?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 88/2025/NĐ-CP quy định về viên chức, viên chức quản lý tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập:
Viên chức, viên chức quản lý tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập
1. Trường hợp có nhu cầu tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập hoặc tham gia thành lập, viên chức, viên chức quản lý phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của người đứng đầu tổ chức, cơ sở quản lý viên chức.
2. Người đứng đầu tổ chức, cơ sở quản lý viên chức quyết định cử viên chức, viên chức quản lý tham gia điều hành, quản lý hoặc làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức, cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập. Quyết định cử viên chức phải quy định rõ:
a) Thời gian, hình thức (kiêm nhiệm, biệt phái, điều động, đại diện phần vốn góp);
b) Đơn vị chỉ trả lương, thưởng, phụ cấp;
c) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của viên chức đối với tổ chức, cơ sở cử viên chức và đối với doanh nghiệp mà viên chức, viên chức quản lý tham gia quản lý, điều hành, làm việc.
3. Quyền, nghĩa vụ của viên chức, viên chức quản lý khi tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp bao gồm:
a) Được trả lương, thưởng và các phụ cấp bảo đảm không thấp hơn mức hiện hưởng của viên chức, viên chức quản lý;
b) Được tổ chức, cơ sở cử tham gia quản lý, điều hành, làm việc và doanh nghiệp nơi viên chức làm việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi của viên chức, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật;
c) Được bố trí công việc phù hợp khi hết thời hạn cử làm quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp. Chế độ, chính sách không thấp hơn thời điểm viên chức, viên chức quản lý được cử tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp;
d) Thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế của doanh nghiệp nơi làm việc;
đ) Viên chức tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức, pháp luật doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao.
Theo đó, viên chức khi làm việc tại doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được trả lương, thưởng và các phụ cấp bảo đảm không thấp hơn mức hiện hưởng của viên chức, viên chức quản lý;
- Được tổ chức, cơ sở cử tham gia quản lý, điều hành, làm việc và doanh nghiệp nơi viên chức làm việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi của viên chức, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật;
- Được bố trí công việc phù hợp khi hết thời hạn cử làm quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp. Chế độ, chính sách không thấp hơn thời điểm viên chức, viên chức quản lý được cử tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế của doanh nghiệp nơi làm việc;
- Viên chức tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức, pháp luật doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao.
Quyền và nghĩa vụ của viên chức khi làm việc tại doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập theo Nghị định 88 2025? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 88/2025/NĐ-CP hướng dẫn về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
(1) Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản tài trợ (bằng tiền hoặc hiện vật) cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 193/2025/QH15.
- Đối tượng nhận tài trợ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2025/NĐ-CP bao gồm: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo quy định của pháp luật; chuyên gia, nhà khoa học, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tổ chức có chức năng huy động tài trợ cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Hồ sơ xác định khoản chi tài trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2025/NĐ-CP bao gồm: Biên bản xác nhận tài trợ hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện tử) xác nhận khoản chi tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên tài trợ và đại diện của bên nhận tài trợ (trong trường hợp là doanh nghiệp); có chữ ký của bên nhận tài trợ trong trường hợp là chuyên gia, nhà khoa học, cá nhân; kèm theo hóa đơn, chứng từ của khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật;
- Bên nhận tài trợ có trách nhiệm sử dụng, phân phối đúng mục đích của khoản tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo đã tiếp nhận. Trường hợp sử dụng sai mục đích của khoản tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(2) Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi dành cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 193/2025/QH15 nếu có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Các khoản chi dành cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp bao gồm:
- Toàn bộ các chi phí phát sinh để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ghi nhận là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản đóng góp có tính chất lương cho nhân công tham gia thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi phí nguyên liệu, vật liệu và dịch vụ đã sử dụng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi phí thuê, sử dụng các kết quả nghiên cứu; chi phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; chi phí khấu hao hoặc chi phí thuê máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng sử dụng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi phí sản xuất thử nghiệm trên quy mô công nghiệp trước khi thương mại hóa; chi phí đào tạo nhân lực cho công nghệ mới ở trong nước và ngoài nước; chi phí tư vấn và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Toàn bộ các chi phí phát sinh phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo được ghi nhận là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản đóng góp có tính chất lương cho nhân công tham gia thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo; chi phí thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo; chi phí sử dụng các dịch vụ đổi mới sáng tạo, không gian số, hỗ trợ trực tuyến; chi phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ, kiểm thử sản phẩm; chi phí tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn ở trong nước và ngoài nước; chi phí tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong nước và ngoài nước;
- Chi phí thuê nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Hồ sơ xác định khoản chi thuê nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo bao gồm: Hợp đồng thuê; biên bản bàn giao, nghiệm thu sản phẩm, thanh lý hợp đồng kèm theo các tài liệu, hóa đơn, chứng từ có liên quan.
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp trong việc đề nghị hỗ trợ tài chính trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 88/2025/NĐ-CP, trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp trong việc đề nghị hỗ trợ tài chính như sau:
- Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả và tiến độ triển khai kế hoạch với Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập đoàn công tác kiểm tra, giám sát về tiến độ thực hiện.
- Các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ tài chính:
+ Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 88/2025/NĐ-CP khi được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thực tế theo quy định;
+ Giả mạo hồ sơ, sử dụng chứng từ bất hợp pháp; báo cáo, kê khai không chính xác thông tin, số liệu dẫn đến việc xác định số tiền hỗ trợ tài chính được hưởng cao hơn mức thực tế đáp ứng.
- Xử lý vi phạm
+ Trong trường hợp nhà máy không hoàn thành nghiệm thu đưa vào sản xuất trước ngày 31 tháng 12 năm 2030 hoặc được nghiệm thu đưa vào sản xuất trước ngày 31 tháng 12 năm 2030 nhưng không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 88/2025/NĐ-CP, doanh nghiệp được hỗ trợ có trách nhiệm:
Hoàn trả toàn bộ ngân sách nhà nước đã hỗ trợ;
Nộp tiền lãi suất với tỷ suất huy động tiền gửi kỳ hạn 12 tháng công bố tại thời điểm bồi hoàn của 03 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Thời hạn doanh nghiệp phải nộp trả tiền vi phạm vào ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 88/2025/NĐ-CP trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chỉ huy chữa cháy là ai theo quy định mới nhất từ ngày 01/7/2025? Quyền của người chỉ huy chữa cháy?
- Triển lãm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người địa điểm và thời gian tổ chức? Các khu vực trưng bày tại triển lãm?
- Thành phần gọi đáp là gì? Ví dụ về thành phần gọi đáp? Nắm được kiến thức về thành phần gọi đáp là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam có tổ chức biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa không?
- Tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả cai nghiện ma túy năm 2025? Quản lý người cai nghiện ma túy thế nào?