Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp nào?
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp nào?
Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Mua lại một phần doanh nghiệp có mức vốn đần tư tương đương với mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia;
b) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia.
Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng có quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau:
- Mua lại một phần doanh nghiệp có mức vốn đần tư tương đương với mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia;
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia.
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện trong trường hợp sau:
(1) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
(2) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
(3) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
Cơ quan nào có quyền cấp vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp?
Việc cấp vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan quy định tại Điều 18 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị và gửi phương án đầu tư mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thủ tục cấp vốn thanh toán cho người bán để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Đối với trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, căn cứ vào phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã được phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (nội dung chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp).
2. Cơ quan tài chính cùng cấp:
a) Căn cứ quyết định phê duyệt mức vốn và nguồn vốn sử dụng để đầu tư mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền để tiến hành cấp vốn đầu tư thanh toán cho người bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
b) Trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã ghi trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước) phê duyệt, thông báo, cơ quan tài chính thực hiện trình tự, thủ tục cấp vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho người bán theo quy định.
Như vậy, cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan có thẩm quyền để tiến hành cấp vốn đầu tư thanh toán cho người bán toàn bộ doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?