Chủ thể nào có thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp? Trình tự đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp được quy định thế nào?
Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc những phạm vi nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp như sau:
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Đồng thời phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp cũng thuộc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Đầu tư vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Chủ thể nào có thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh, doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 11 nêu trên.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 trên.
Đối với trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Trình tự đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp được quy định thế nào?
Theo Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp như sau:
Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập đề án thành lập doanh nghiệp. Đề án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
b) Tên gọi, mô hình tổ chức và thời gian hoạt động; ngành, nghề kinh doanh chính;
c) Tổng mức vốn đầu tư; vốn điều lệ; các nguồn vốn huy động;
d) Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp đối với các loại quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;
đ) Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
2. Đề án thành lập doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
3. Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình đề án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập.
4. Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập doanh nghiệp;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương thành lập doanh nghiệp;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập doanh nghiệp.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập đề án thành lập doanh nghiệp và đề án này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 11 trên, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình đề án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập.
Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 trên thì cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập doanh nghiệp.
Sau đó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương thành lập doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?