Thủ tướng Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng?
- Những tổ chức tín dụng nào phải thực hiện dự trữ bắt buộc để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia?
- Thủ tướng Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng?
- Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách nào?
Những tổ chức tín dụng nào phải thực hiện dự trữ bắt buộc để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng quy định tại Điều 3 Thông tư này."
Theo đó, khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Trừ những trường hợp tại Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN như sau:
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
- Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
- Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này."
Thủ tướng Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng?
Thủ tướng Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định:
"Điều 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;
b) Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ."
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có thẩm quyền quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-NHNN như sau:
"Điều 5. Xác định dự trữ bắt buộc
1. Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Công thức tính dự trữ bắt buộc như sau:
Trong đó:
DTBB: Số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng;
Tỷ lệ DTBBi: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
HĐi: Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
2. Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của tổ chức tín dụng hoặc trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Công thức tính số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi như sau:
3. Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
4. Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước liền kề kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết."
Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?