Thủ tục xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự như thế nào? Khi xuất kho cần tuân theo nguyên tắc gì?
- Thủ tục xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự như thế nào?
- Chấp hành viên có trách nhiệm như thế nào khi xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự?
- Khi xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự cần tuân theo nguyên tắc gì?
Thủ tục xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về thủ tục xuất kho đối với tài sản tạm giữ, kê biên để thi hành án như sau:
Thủ tục xuất kho đối với tài sản tạm giữ, kê biên để thi hành án
1. Thủ tục xuất kho đối với vật chứng, tài sản thông thường
1.1. Bước 1. Lập chứng từ, tài liệu
- Chấp hành viên lập giấy đề nghị xuất kho, lệnh xuất kho; Kế toán nghiệp vụ lập phiếu xuất kho;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét và ký duyệt giấy đề nghị xuất kho, lệnh xuất kho và phiếu xuất kho.
1.2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Thủ kho và Chấp hành viên thực hiện giao nhận vật chứng;
- Thủ kho phối hợp với Chấp hành viên lập biên bản giao nhận vật chứng.
1.3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Giấy đề nghị xuất kho, lệnh xuất kho, phiếu xuất kho và biên bản giao nhận vật chứng.
Chấp hành viên lưu 01 bộ, Kế toán nghiệp vụ lưu 01 bộ, Thủ kho lưu 01 bộ.
...
Theo đó, thủ tục xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự thực hiện như sau:
Bước 1. Lập chứng từ, tài liệu
- Chấp hành viên lập giấy đề nghị xuất kho, lệnh xuất kho; Kế toán nghiệp vụ lập phiếu xuất kho;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét và ký duyệt giấy đề nghị xuất kho, lệnh xuất kho và phiếu xuất kho.
Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Thủ kho và Chấp hành viên thực hiện giao nhận vật chứng;
- Thủ kho phối hợp với Chấp hành viên lập biên bản giao nhận vật chứng.
Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: Giấy đề nghị xuất kho, lệnh xuất kho, phiếu xuất kho và biên bản giao nhận vật chứng.
Chấp hành viên lưu 01 bộ, Kế toán nghiệp vụ lưu 01 bộ, Thủ kho lưu 01 bộ.
Thủ tục xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Chấp hành viên có trách nhiệm như thế nào khi xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự?
Theo Điều 6 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định trách nhiệm của Chấp hành viên như sau:
Trách nhiệm của Chấp hành viên
1. Thực hiện thủ tục nhập kho vật chứng được thu giữ theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 58 và khoản 1, Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.
2. Lập phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật; thực hiện các thủ tục xuất kho và xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.
3. Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến việc xử lý vật chứng.
4. Phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng.
Như vậy, Chấp hành viên có trách nhiệm lập phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật; thực hiện các thủ tục xuất kho và xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Chấp hành viên còn có trách nhiệm phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng.
Khi xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự cần tuân theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng
1. Đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường.
3. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Theo quy định trên, khi xuất kho đối với tài sản thông thường tạm giữ để thi hành án dân sự cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan.
- Đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường.
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?