Thủ tục tiêu hủy vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự như thế nào? Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự do ai thành lập?
Thủ tục tiêu hủy vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định thủ tục tiêu hủy vật chứng như sau:
Thủ tục tiêu hủy vật chứng
1. Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường
1.1. Bước 1. Các bước chuẩn bị
Hội đồng tiêu hủy vật chứng vận chuyển vật chứng cần tiêu hủy đến địa điểm tiêu hủy.
1.2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức tiêu hủy vật chứng theo kế hoạch và hình thức đã được phê duyệt;
- Lập biên bản tiêu hủy vật chứng;
- Thanh toán chế độ cho các thành viên tham gia tiêu hủy vật chứng; thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy hoặc hợp đồng thuê máy móc, phương tiện và bảo vệ (nếu có).
1.3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền, các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy.
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ, gồm: Biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền;
- Kế toán ngân sách lưu 01 bộ gồm các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy vật chứng;
- Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu biên bản tiêu hủy vật chứng.
...
Theo đó, tiêu hủy vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự theo quy trình 03 bước sau:
Bước 1. Các bước chuẩn bị
Hội đồng tiêu hủy vật chứng vận chuyển vật chứng cần tiêu hủy đến địa điểm tiêu hủy.
Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức tiêu hủy vật chứng theo kế hoạch và hình thức đã được phê duyệt;
- Lập biên bản tiêu hủy vật chứng;
- Thanh toán chế độ cho các thành viên tham gia tiêu hủy vật chứng; thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy hoặc hợp đồng thuê máy móc, phương tiện và bảo vệ (nếu có).
Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền, các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy.
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ, gồm: Biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền;
- Kế toán ngân sách lưu 01 bộ gồm các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy vật chứng;
- Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu biên bản tiêu hủy vật chứng.
Tiêu hủy vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Thành lập và chỉ đạo Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng tại đơn vị;
b) Thành lập và chỉ đạo Hội đồng tiêu hủy vật chứng theo quy định;
c) Ký duyệt các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng;
d) Chỉ đạo việc lập, quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ, sổ sách liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng;
đ) Ban hành và tổ chức thực hiện Nội quy kho vật chứng theo quy định;
e) Bố trí công chức, người lao động và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng.
2. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì người được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, thành lập và chỉ đạo Hội đồng tiêu hủy vật chứng theo quy định là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm như thế nào trong việc tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự?
Theo Điều 5 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng tiêu hủy vật chứng
1. Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm
a) Xây dựng kế hoạch, phương án tiêu hủy vật chứng đảm bảo an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường khi cần thiết;
b) Tổ chức cuộc họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong trường hợp vật chứng bị tiêu hủy có số lượng, khối lượng lớn hoặc vật chứng là các chất độc hại, nguy hiểm hoặc việc tiêu hủy cần phải sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng và có sự tham gia của cơ quan chuyên môn;
c) Tiếp nhận, tổ chức tiêu hủy vật chứng đúng trình tự, thủ tục, thời hạn và phương án tiêu hủy đã được phê duyệt;
d) Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu hủy vật chứng theo quy định.
2. Thành viên của Hội động tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong việc kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận vật chứng và thực hiện tiêu hủy vật chứng;
b) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng phân công.
Như vậy, trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong việc tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?