Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT bao gồm mấy bước?
- Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm mấy bước?
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp nào?
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thông báo bằng hình thức nào?
Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng viên chức như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng viên chức
...
4. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng:
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Nhận xét, đánh giá viên chức:
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp là toàn thể viên chức và người lao động của đơn vị.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ việc tự đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức và ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản này quyết định mức đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Như vậy, thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các bước sau:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng;
Bước 2: Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ việc tự đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức và ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá để quyết định mức đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm mấy bước? (Hình từ Internet)
Viên chức không giữ chức vụ quản lý bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý không đạt các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên hoặc có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
2. Viên chức quản lý không đạt các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên hoặc có có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
...
Như vậy, viên chức không giữ chức vụ quản lý có thể bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
(1) Viên chức không giữ chức vụ quản lý không đạt các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
(2) Có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thông báo bằng hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Thông báo, sử dụng kết quả, giải quyết kiến nghị và lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Thông báo, sử dụng kết quả và giải quyết kiến nghị về đánh giá, xếp loại chất lượng
a) Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho đơn vị, công chức, viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức, viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng ngay sau khi thực hiện xong việc đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức, viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
b) Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, công chức, viên chức trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo. Cụ thể:
...
Như vậy, theo quy định thì kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức sẽ được cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác ngay sau khi thực hiện xong việc đánh giá, xếp loại chất lượng.
Hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác sẽ do cấp có thẩm quyền đánh giá quyết định, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?