Thủ tục đăng ký thêm chuyên khoa để có thể khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ thực hiện như thế nào?
Cơ sở vật chất của phòng khám chuyên khoa cần có những điều kiện nào?
Tuy nhiên, chị lưu ý là trước đó cần đảm bảo các quy định về điều kiện của phòng khám chuyên khoa quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"“Điều 26. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
b) Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;
c) Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
...”
Phòng khám y khoa cần phải đảm bảo các điều kiện trên, bạn tham khảo thông tin để biết thêm chi tiết.
Thủ tục đăng ký thêm chuyên khoa để có thể khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ thì phải làm theo văn bản nào?
Thủ tục đăng ký thêm chuyên khoa, trường hợp này chị cần thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh giấy phép hoạt động của phòng khám theo hướng bổ sung thêm chuyên khoa khám chữa bệnh.
Cụ thể chị có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 được hướng dẫn cụ thể tại khoản 5 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Theo đó chị cần chuẩn bị hồ sơ như sau và gửi đến Sở Y tế địa phương:
"Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
5. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 06 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự tương ứng với quy mô hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn dự kiến điều chỉnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này."
Tải về mẫu điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục đăng ký thêm chuyên khoa để có thể khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ thì phải làm theo văn bản nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ gồm những giấy tờ gì và gửi đến cơ quan nào để thực hiện?
Về việc đăng ký khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ, chị có thể tham khảo quy định tại Điều 16 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Theo đó chị cần gửi một bộ hồ sơ như sau đến đến tổ chức Bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện thủ tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
"Điều 16. Hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
d) Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).
2. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt do cơ sở khám bệnh chữa bệnh gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hoàn thành việc ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới."
Như vậy, để đăng ký khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ gồm những giấy tờ như sau:
- Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
- Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).
Và chị cần gửi một bộ hồ sơ như sau đến đến tổ chức Bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để được thực hiện thủ tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?