Ca dao tục ngữ tặng mẹ vào Ngày của mẹ 11 tháng 5? Ca dao tục ngữ hay tặng mẹ? Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thế nào?
Ca dao tục ngữ tặng mẹ vào Ngày của mẹ 11 tháng 5? Ca dao tục ngữ hay tặng mẹ?
Tham khảo qua những câu ca dao tục ngữ tặng mẹ vào Ngày của Mẹ 11 tháng 5, ca dao tục ngữ hay tặng mẹ, cụ thể dưới đây:
(1) Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (2) Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày. (3) Mồ côi cha ăn cơm với cá, Mồ côi mẹ lót lá mà nằm. (4) Có cha có mẹ thì hơn, Không cha không mẹ như đờn đứt dây. (5) Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẫu tử. (6) Nghĩa mẹ như biển Đông đầy, Tình cha nghĩa mẹ cao dày biển khơi. (7) Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. (8) Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. (9) Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau (10) Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, Con đi trường học, mẹ đi trường đời. (11) Mẹ ơi đừng đánh con đau, Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ. (12) Mẹ ơi đừng gả con xa, Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu? (13) Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. (14) Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ, Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha. (15) Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. |
Lưu ý: Thông tin "Ca dao tục ngữ tặng mẹ vào Ngày của Mẹ 11 tháng 5? Ca dao tục ngữ hay tặng mẹ?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Ca dao tục ngữ tặng mẹ vào Ngày của mẹ 11 tháng 5? Ca dao tục ngữ hay tặng mẹ? Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày của Mẹ 11 tháng 5 người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về những ngày nghỉ lễ tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày của Mẹ 11 tháng 5 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, trong trường hợp ngày của Mẹ 11 tháng 5 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Ngoài ra, trường hợp ngày của Mẹ 11 tháng 5 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thế nào?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, cụ thể như sau:
(1) Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
(2) Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
(3) Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
(4) Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nội dung phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm 2025 gồm những gì?
- Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 ngày 10 5 diễn ra như thế nào? Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản ngày 10 5?
- Thủ tục xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II năm 2025 thực hiện như thế nào?
- Thành tích công tác đột xuất thuộc Bộ Quốc phòng là gì? Nguyên tắc thực hiện và tiêu chí xét thưởng hiện nay ra sao?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện các tình huống diễn tập như thế nào?