Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển thực hiện thế nào? Kế hoạch an ninh cảng biển được Bộ luật ISPS quy định ra sao?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển
Theo Điều 8 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị cho Cục Hàng hải Việt Nam.
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu đầy đủ thì thông báo về thời gian kiểm tra tại cảng biển.
- Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành kiểm tra kế hoạch an ninh cảng biển tại cảng biển.
d) Sau khi hoàn thành kiểm tra, nếu Kế hoạch an ninh cảng biển đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển.
(2) Cách thức thực hiện
- Doanh nghiệp cảng biển nộp Hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
- Doanh nghiệp cảng biển nhận kết quả: Qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Công văn đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng biển do Giám đốc doanh nghiệp cảng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI);
- 01 bản Kế hoạch an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc doanh nghiệp cảng (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Kế hoạch an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);
- 01 bản Đánh giá an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc Doanh nghiệp cảng ở trang cuối đã được Cảng vụ Hàng hải thẩm định, phê duyệt (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Đánh giá an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(4) Thời hạn cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại cảng biển.
(5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Kế hoạch an ninh cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.
(6) Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
Cảng biển
Kế hoạch an ninh bến cảng (cảng biển) là gì?
Mục 2 Phần A Phụ lục Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) định nghĩa như sau:
Kế hoạch An ninh Bến cảng là một bản kế hoạch được xây dựng để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ bến cảng, tàu, người, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi bến cảng tránh các rủi ro của một sự cố an ninh.
Kế hoạch an ninh cảng biển được Bộ luật ISPS quy định như thế nào?
Mục 16 Phần A Phụ lục Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) quy định Kế hoạch An ninh Bến cảng (cảng biển) như sau:
- Kế hoạch An ninh Bến cảng phải được lập và duy trì, trên cơ sở đánh giá an ninh bến cảng, cho mỗi bến cảng, thích hợp cho giao tiếp tàu/cảng. Kế hoạch phải đưa ra các quy định đối với ba cấp độ an ninh như định nghĩa trong Phần này của Bộ luật.
+ Theo các quy định của phần 16.2, Tổ chức an ninh được công nhận có thể chuẩn bị Kế hoạch An ninh Bến cảng của một bến cảng nào đó.
- Kế hoạch An ninh Bến cảng phải được Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền của họ, phê duyệt.
- Kế hoạch như vậy phải được lập có lưu ý đến hướng dẫn nêu ở phần B của Bộ luật và phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc của bến cảng. Kế hoạch tối thiểu phải nêu rõ:
+ Các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa đưa vào bến cảng hoặc lên tàu vũ khí hoặc bất kỳ các hóa chất và thiết bị nguy hiểm nào dự định sử dụng vào mục đích tấn công người, tàu hoặc bến cảng và việc vận chuyển chúng là bất hợp pháp;
+ Các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép bến cảng, tàu đậu tại bến cảng và các khu vực hạn chế của bến cảng;
+ Các qui trình đối phó đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh kể cả các quy định về việc duy trì những hoạt động khẩn cấp của bến cảng hoặc giao tiếp tàu/cảng;
+ Các qui trình tuân thủ hướng dẫn an ninh bất kỳ do Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền, đưa ra ở cấp độ an ninh 3;
+ Các qui trình sơ tán trong trường hợp có sự đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh;
+ Nhiệm vụ của nhân viên bến cảng được phân công trách nhiệm về an ninh và nhiệm vụ của những người khác trong bến cảng về các lĩnh vực an ninh;
+ Các qui trình về phối hợp với các hoạt động an ninh của tàu;
+ Các qui trình về soát xét định kỳ và cập nhật kế hoạch;
+ Các qui trình về báo cáo sự cố an ninh;
+ Nhận biết Nhân viên An ninh Bến cảng, kể cả chi tiết liên lạc 24/24 giờ;
+ Các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin trong kế hoạch;
+ Các biện pháp được thiết lập để đảm bảo an ninh hiệu quả đối với hàng hóa và thiết bị làm hàng trong bến cảng;
+ Các qui trình đánh giá Kế hoạch An ninh Bến cảng;
+ Các qui trình ứng phó trong trường hợp hệ thống báo động an ninh tàu tại bến cảng hoạt động; và
+ Các qui trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bờ của thuyền viên hoặc thay đổi nhân sự cũng như việc tiếp cận của khách lên tàu, kể cả đại diện của các tổ chức phúc lợi thuyền viên và công đoàn.
- Những người thực hiện đánh giá nội bộ về các hoạt động an ninh nêu trong kế hoạch hoặc đánh giá việc triển khai kế hoạch phải độc lập với hoạt động được đánh giá trừ khi điều này không thực tế do qui mô và đặc tính của bến cảng.
- Kế hoạch An ninh Bến cảng có thể kết hợp với, hoặc là một phần của, kế hoạch an ninh toàn bộ cảng hoặc, kế hoạch hoặc các kế hoạch sự cố khác của toàn bộ cảng.
- Chính phủ Ký kết mà bến cảng thuộc chủ quyền phải xác định những thay đổi nào trong Kế hoạch An ninh Bến cảng không phải thực hiện trừ khi những bổ sung sửa đổi phù hợp của kế hoạch được họ phê duyệt.
- Kế hoạch có thể được lưu giữ ở dạng điện tử, trong trường hợp như vậy nó phải được bảo vệ bằng các qui trình ngăn ngừa bị xóa, phá hủy hoặc sửa đổi trái phép.
- Kế hoạch phải được bảo vệ ngăn ngừa tiếp cận trái phép hoặc để lộ.
- Các Chính phủ Ký kết có thể cho phép một Kế hoạch An ninh Bến cảng áp dụng cho nhiều hơn một bến cảng nếu cơ quan khai thác, vị trí, hoạt động, thiết bị và thiết kế của các bến cảng này tương tự. Bất kỳ Chính Phủ ký kết nào cho phép như vậy phải thông báo chi tiết cho Tổ chức.
Do dó, để cấp giấy chưng nhận phù hợp của cảng biển thì ngoài hồ sơ giấy tờ theo quy định, doanh nghiệp cảng biển phải có kế hoạch an ninh cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?