Thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện khi nước láng giềng có những hoạt động nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến hoạt động đối ngoại biên phòng. Cho tôi hỏi thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện khi nước láng giềng có những hoạt động nào? Tôi rất mong nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của anh Tiến Thành ở Tây Ninh.

Thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện khi nước láng giềng có những hoạt động nào?

Theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định về thư phản kháng như sau:

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng
...
2. Quan hệ tiếp xúc gián tiếp
...
b) Thư phản kháng được thực hiện khi nước láng giềng có các hoạt động sau:
- Vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên đất liền, trên biển, trên không và lòng đất; xê dịch, phá hoại mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới, xây dựng các công trình làm ảnh hưởng đến vị trí pháp lý đường biên giới và trái với Hiệp định về Quy chế biên giới;
- Che giấu, tiếp tay cho tội phạm, buôn bán vận chuyển trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại, ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, rửa tiền, hoạt động khủng bố, đẩy người qua biên giới.
- Tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị với Việt Nam; phá hoại hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới với Việt Nam;
- Các hoạt động khác vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.
...

Theo đó, thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện khi nước láng giềng có những hoạt động được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 nêu trên.

Trong đó có có trường hợp nước láng giềng có hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên đất liền, trên biển, trên không và lòng đất.

Hoặc có hoạt động làm xê dịch, phá hoại mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; và làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới.

Hoạt động đối ngoại biên phòng

Thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện khi nước láng giềng có những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục đưa ra thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2012/TT-BQP về trình tự thủ tục đưa ra thư phản kháng như sau:

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng
...
5. Trình tự thủ tục và thẩm quyền đưa ra thư phản kháng
a) Trình tự thủ tục đưa ra thư phản kháng
Khi nước Bạn có các hoạt động quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP, tiến hành các bước như sau:
- Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc vi phạm;
- Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm báo cáo và đề xuất xin ý kiến cấp trên về hình thức phản kháng (phản kháng trực tiếp hoặc qua thư phản kháng); đồng thời kèm theo dự thảo thư phản kháng để thông qua nội dung;
- Sau khi được cấp trên thông qua thư phản kháng, giao nhiệm vụ cho sĩ quan liên lạc gửi thư phản kháng qua sĩ quan liên lạc của đồn hoặc trạm đối diện của Bạn;
- Báo cáo kết quả với cấp trên về thời gian gửi thư phản kháng, ý kiến của phía đối diện (nếu có);
...

Theo đó, thủ tục đưa ra thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 nêu trên.

Và sau khi đã thực hiện thủ tục đưa ra thư phản kháng thì sẽ tiến hành báo cáo kết quả với cấp trên về thời gian gửi thư phản kháng, ý kiến của phía đối diện (nếu có).

Ai là người có quyền trong hoạt động đối ngoại biên phòng?

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2012/TT-BQP quy định về thẩm quyền đưa ra thư phản kháng như sau:

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng
...
5. Trình tự thủ tục và thẩm quyền đưa ra thư phản kháng
...
b) Thẩm quyền đưa ra thư phản kháng
- Cấp đồn biên phòng Việt Nam với cấp đồn hoặc trạm phía đối diện;
- Cấp xã biên giới Việt Nam với cấp xã biên giới phía đối diện;
- Cấp huyện, tỉnh biên giới Việt Nam với cấp huyện, tỉnh biên giới phía đối diện.

Như vậy, người có quyền trong hoạt động đối ngoại biên phòng là cấp đồn biên phòng Việt Nam với cấp đồn hoặc trạm phía đối diện.

Hoặc cấp xã biên giới Việt Nam với cấp xã biên giới phía đối diện; và cấp huyện, tỉnh biên giới Việt Nam với cấp huyện, tỉnh biên giới phía đối diện.

Đối ngoại biên phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thư phản kháng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện khi nước láng giềng có những hoạt động nào?
Pháp luật
Hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại biên phòng thì Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm nào?
Pháp luật
Nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào? Việc chi cho hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung chi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đối ngoại biên phòng
591 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đối ngoại biên phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đối ngoại biên phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào