Thử nghiệm hệ thống thủy lực của cần trục phải được tiến hành như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn?
- Trước khi tiến hành thử nghiệm hệ thống thủy lực của cần trục phải kiểm tra những gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
- Thử nghiệm hệ thống thủy lực của cần trục phải được tiến hành như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn?
- Khi thử an toàn hoạt động của thiết bị thủy lực trong hệ thống thủy lực của cần trục phải kiểm tra những gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Trước khi tiến hành thử nghiệm hệ thống thủy lực của cần trục phải kiểm tra những gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Căn cứ theo tiết 2.6.11.1 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2.6. Yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén
2.6.1. Hệ thống thủy lực và việc bố trí các phần tử điều khiển của hệ thống phải đảm bảo trong phạm vi kiểm soát của người điều khiển, trừ khi điều đó là cần thiết cho sự hoạt động của thiết bị an toàn hoặc khóa liên động.
...
2.6.11. Việc thử thủy lực đối với hệ thống thủy lực phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sau:
2.6.11.1. Trước khi tiến hành thử nghiệm hệ thống thủy lực phải kiểm tra sự phù hợp của các số liệu kỹ thuật của các phần tử trong hệ thống thủy lực, cũng như các mối nối của ống dẫn và phụ tùng nối ống theo các tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp.
...
Theo đó, trước khi tiến hành thử nghiệm hệ thống thủy lực phải kiểm tra sự phù hợp của các số liệu kỹ thuật của các phần tử trong hệ thống thủy lực, cũng như các mối nối của ống dẫn và phụ tùng nối ống theo các tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp.
Thử nghiệm hệ thống thủy lực của cần trục (Hình từ Internet)
Thử nghiệm hệ thống thủy lực của cần trục phải được tiến hành như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Căn cứ theo tiết 2.6.11.2 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2.6. Yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén
...
2.6.11.2. Thử nghiệm hệ thống thủy lực phải được tiến hành với chất lỏng công tác theo hướng dẫn trong lý lịch máy. Nhiệt độ chất lỏng công tác phải phù hợp với nhiệt độ cho phép khi sử dụng và được đo vị trí rót chất lỏng công tác vào thùng chứa hoặc tại vị trí khác theo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. Phải kiểm tra trạng thái và lượng chất lỏng trong thùng chứa.
Theo quy định trên, thử nghiệm hệ thống thủy lực phải được tiến hành với chất lỏng công tác theo hướng dẫn trong lý lịch máy.
Nhiệt độ chất lỏng công tác phải phù hợp với nhiệt độ cho phép khi sử dụng và được đo vị trí rót chất lỏng công tác vào thùng chứa hoặc tại vị trí khác theo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. Phải kiểm tra trạng thái và lượng chất lỏng trong thùng chứa.
Khi thử an toàn hoạt động của thiết bị thủy lực trong hệ thống thủy lực của cần trục phải kiểm tra những gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Căn cứ theo tiết 2.6.11.3 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2.6. Yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén
...
2.6.11.3. Khi thử an toàn hoạt động của thiết bị thủy lực phải kiểm tra:
2.6.11.3.1. Sự làm việc của bộ phận điều khiển;
2.6.11.3.2. Sự làm việc của tất cả các van an toàn;
2.6.11.3.3. Thiết bị đề phòng rơi tải trong trường hợp hỏng ống dẫn;
2.6.11.3.4. Sự làm việc của các thiết bị báo hiệu và dụng cụ kiểm tra;
2.6.11.3.5. Sự điều chỉnh của các thiết bị hạn chế áp lực;
2.6.11.3.6. Việc bảo vệ ống dẫn khỏi bị hỏng cơ học;
2.6.11.3.7. Khả năng tiếp cận thuận tiện và an toàn tới các phần tử được điều chỉnh hoặc thay thế;
2.6.11.3.8. Việc bảo vệ các phần tử điều chỉnh áp lực của hệ thống thủy lực, tránh sự can thiệp của những người không có thẩm quyền;
2.6.11.3.9. Khả năng nâng hạ của hệ thống thủy lực.
Như vậy, khi thử an toàn hoạt động của thiết bị thủy lực phải kiểm tra:
- Sự làm việc của bộ phận điều khiển;
- Sự làm việc của tất cả các van an toàn;
- Thiết bị đề phòng rơi tải trong trường hợp hỏng ống dẫn;
- Sự làm việc của các thiết bị báo hiệu và dụng cụ kiểm tra;
- Sự điều chỉnh của các thiết bị hạn chế áp lực;
- Việc bảo vệ ống dẫn khỏi bị hỏng cơ học;
- Khả năng tiếp cận thuận tiện và an toàn tới các phần tử được điều chỉnh hoặc thay thế;
- Việc bảo vệ các phần tử điều chỉnh áp lực của hệ thống thủy lực, tránh sự can thiệp của những người không có thẩm quyền;
- Khả năng nâng hạ của hệ thống thủy lực.
Lưu ý: Quy chuẩn này không áp dụng đối với các cần trục vận hành bằng tay, cần trục lắp trên tàu thủy chở hàng, cần trục tháp (theo Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?