Thủ kho vật chứng của Quân đội nhân dân phải đáp ứng được tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Thủ kho vật chứng của Quân đội nhân dân phải đáp ứng được tiêu chuẩn gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về Kho vũ khí đạn thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh như sau:
Cơ quan, đơn vị lưu giữ, bảo quản vật chứng
...
3. Kho vũ khí - đạn thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Kiểm tra lệnh nhập kho, hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người đến giao hoặc nhận vật chứng;
b) Tổ chức nhập kho, xuất kho, xử lý vật chứng theo lệnh của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
c) Tổ chức bảo quản, bảo vệ, bảo đảm an toàn vật chứng lưu giữ tại kho;
d) Lập biên bản và báo cáo ngay với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong trường hợp vật chứng nhập kho, xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận, mỗi bên giữ một bản;
đ) Đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức sửa chữa, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho kho vật chứng;
e) Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan thụ lý vụ án, cơ quan có liên quan kiểm tra, đánh giá vật chứng tại kho;
g) Cán bộ, nhân viên kho vật chứng được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định của Nhà nước và của ngành Quân khí;
h) Thủ kho vật chứng phải có phẩm chất đạo đức tốt; được đào tạo qua chuyên ngành Quân khí và có chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
Theo quy định trên thì người đảm nhận vị trí Thủ kho vật chứng của quân đội nhân dân phải có phẩm chất đạo đức tốt; hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành Quân khí và có chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
Thủ kho vật chứng của Quân đội nhân dân phải đáp ứng được tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Thủ kho vật chứng của Quân đội nhân dân cần ghi chép những thông tin gì vào sổ kho khi nhận vật chứng?
Căn cứ Điều 10 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Thủ kho vật chứng khi nhập kho như sau:
Điều 10.
1. Cán bộ, nhân viên kho vật chứng có trách nhiệm sẵn sàng tiếp nhận hoặc chuyển giao vật chứng và đồ vật, tài liệu khác của các vụ án để phục vụ kịp thời công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Khi nhập kho hoặc xuất kho các vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm :
a) Kiểm tra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người đến giao hoặc nhận;
b) Tiến hành cân, đong, đo, đếm, tính, kiểm tra về tình trạng, đặc điểm vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được và tình trạng niêm phong (nếu có);
c) Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thuộc vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản;
d) Lập biên bản về việc vật chứng, đồ vật, tài liệu khác được giao nhập kho, xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong và thông báo cho cơ quan quản lý kho vật chứng. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản.
Như vậy, khi nhập kho vật chứng thì Thủ kho vật chứng cần ghị rõ các thông tin sau vào sổ kho:
- Giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất;
- Họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho và của người giao, người nhận;
- Lý do nhập kho vật chứng;
- Chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thuộc vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo Điều 7 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP thì Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Theo dõi, kiểm tra, giám sát và tiến hành các hoạt động quản lý khác đối với hoạt động của kho vật chứng;
(2) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức di chuyển khẩn cấp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho đến nơi an toàn trong trường hợp thiên nhiên hoặc con người đe doạ sự an toàn của kho vật chứng;
(3) Yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết;
(4) Thông báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp trong các trường hợp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt.
(5) Xác định nguyên nhân vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị hư hỏng và báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thụ lý vụ án;
(6) Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụ để bảo quản vật chứng, đồ vật, tào liệu thuộc chuyên ngành;
(7) Yêu cầu cơ quan thụ lý vụ án xử lý ngay vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho khi có dấu hiệu hư hỏng, nguy cơ hư hỏng hoặc đe doạ sự an toàn của kho vật chứng, môi trường, con người, tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?