Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng sẽ do cơ quan nào quản lý theo quy định hiện nay? Cơ quan nào quản lý kho vật chứng có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng sẽ do cơ quan nào quản lý theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về cơ quan quản lý kho vật chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kho vật chứng là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Vũ khí quân dụng là vũ khí sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
5. Chất cháy bao gồm các loại thuốc phóng keo, thuốc phóng đen và thuốc hỏa thuật.
6. Cơ quan thụ lý vụ án bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Cơ quan quản lý kho vật chứng là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Theo đó, cơ quan quản lý kho vật chứng là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng sẽ do cơ quan nào quản lý theo quy định hiện nay? (Hình từ internet)
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong công tác quản lý kho vật chứng có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 9 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về cơ quan, đơn vị lưu giữ, bảo quản vật chứng như sau:
Cơ quan, đơn vị lưu giữ, bảo quản vật chứng
1. Cục Kỹ thuật Quân khu:
a) Chỉ đạo Bộ Chỉ huy cấp tỉnh tổ chức xây dựng kho vật chứng theo quy định của Thông tư này; chỉ đạo tổ chức việc nhập kho, xuất kho, lưu giữ, bảo quản, chuyển giao vật chứng;
b) Phối hợp với Trung tâm kiểm định vũ khí - đạn thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm định đối với vật chứng trong trường hợp có nghi ngờ về sự an toàn để có kết luận chính xác trước khi nhập kho vật chứng;
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bảo quản vật chứng cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý kho vật chứng;
d) Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, thống nhất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vật chứng đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm, bị giảm, mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc xảy ra mất an toàn.
đ) Đề xuất quy trình, biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoặc tiêu hủy đối với vật chứng không bảo đảm an toàn.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Làm lệnh xuất kho, nhập kho vật chứng;
b) Chỉ đạo kho vũ khí - đạn thuộc quyền tổ chức thực hiện giao nhận, lưu giữ, bảo quản vật chứng;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ án tổ chức kiểm tra vật chứng trước khi nhập kho, xuất kho;
d) Báo cáo các cơ quan chức năng của quân khu để kiểm định vật chứng trong trường hợp có nghi ngờ về sự an toàn của vật chứng;
đ) Tổ chức tiêu hủy vật chứng có tính chất cháy nổ và các loại vật chứng khác theo đề nghị cơ quan thụ lý vụ án;
e) Thông báo ngay cho cơ quan thụ lý vụ án có vật chứng chủ trì tổ chức kiểm tra, đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật trong các trường hợp vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm hoặc mất an toàn;
g) Đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết.
...
Như vậy, trong công tác quản lý kho vật chứng thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh sẽ có một số quyền hạn và nghĩa vụ sau:
(1) Làm lệnh xuất kho, nhập kho vật chứng;
(2) Chỉ đạo kho vũ khí - đạn thuộc quyền tổ chức thực hiện giao nhận, lưu giữ, bảo quản vật chứng;
(3) Chủ trì, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ án tổ chức kiểm tra vật chứng trước khi nhập kho, xuất kho;
(4) Báo cáo các cơ quan chức năng của quân khu để kiểm định vật chứng trong trường hợp có nghi ngờ về sự an toàn của vật chứng;
(5) Tổ chức tiêu hủy vật chứng có tính chất cháy nổ và các loại vật chứng khác theo đề nghị cơ quan thụ lý vụ án;
(6) Thông báo ngay cho cơ quan thụ lý vụ án có vật chứng chủ trì tổ chức kiểm tra, đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật trong các trường hợp vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm hoặc mất an toàn;
(7) Đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết.
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh sẽ nhận báo cáo kết quả kiểm kê vật chứng tại kho vật chứng vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về thủ kho vật chứng như sau:
Thủ kho vật chứng
a) Thực hiện việc lưu giữ, bảo quản vật chứng trong kho đúng quy trình kỹ thuật theo nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định của pháp luật và ngành quân khí;
b) Thực hiện việc niêm phong, dán nhãn vật chứng, ghi rõ tên của vụ án, cơ quan gửi vật chứng của vụ án, bảo quản riêng biệt, tránh nhầm lẫn;
c) Thực hiện xuất kho, nhập kho đối với vật chứng theo lệnh;
d) Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho trong đó ghi rõ giờ, ngày, tháng năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng;
đ) Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và mỗi bên giữ một bản;
e) Báo cáo ngay với chỉ huy kho khi phát hiện vật chứng bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, hư hỏng.
g) Hằng năm, Thủ kho vật chứng phải tiến hành kiểm kê kho và báo cáo kết quả kiểm kê với cơ quan quản lý kho vật chứng vào ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12.
Theo quy định trên thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh sẽ nhận báo cáo kết quả kiểm kê vật chứng tại kho vật chứng trừ Thủ kho vật chứng vào ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?