Trách nhiệm của Thủ kho cán bộ quản lý nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào?
Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có giải thích về kho vật chứng và tài liệu, đồ vật như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật là nơi tiếp nhận, quản lý, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp thành lập theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
...
Theo đó, có thể hiểu, kho vật chứng và tài liệu, đồ vật là cơ sở được thành lập bởi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật, nhằm tiếp nhận, quản lý và bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật. Nơi này phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, cũng như xem xét các kiến nghị khởi tố.
Trách nhiệm của Thủ kho cán bộ quản lý nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Thủ kho cán bộ quản lý nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của Thủ kho cán bộ quản lý nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật như sau:
- Thủ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật:
+ Tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo lệnh hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
+ Báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật khi phát hiện vật chứng, tài liệu, đồ vật bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, nguy cơ hư hỏng hoặc đe dọa an toàn của kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, ảnh hưởng đến con người, tài sản, môi trường và chứng kiến việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường (nếu có);
+ Báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật về tình trạng kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; kiến nghị, đề xuất mở rộng, nâng cấp, sửa chữa kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; đề xuất trang cấp các thiết bị, phương tiện phục vụ việc tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật;
+ Định kỳ 06 tháng, năm tiến hành kiểm kê kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
+ Xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ, phương án phòng cháy, chữa cháy hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Cán bộ quản lý, nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm phối hợp với Thủ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong việc tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật; kiểm kê, bảo vệ an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Theo đó, trách nhiệm của Thủ kho cán bộ quản lý nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật như sau:
- Quy trình nhập vật chứng, tài liệu, đồ vật:
+ Kiểm tra lệnh nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan, người có thẩm quyền; biên bản thu giữ ban đầu; quyết định chuyển giao vật chứng (nếu có); giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân của người đến giao vật chứng, tài liệu, đồ vật;
+ Tiến hành kiểm tra về số lượng, tình trạng, đặc điểm và niêm phong của vật chứng, tài liệu, đồ vật (nếu có);
+ Lập biên bản giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật;
+ Phân loại vật chứng, tài liệu, đồ vật;
+ Lập phiếu nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
+ Lập thẻ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
+ Thực hiện dán nhãn đối với vật chứng, tài liệu, đồ vật;
+ Vào sổ, cập nhật dữ liệu nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đầy đủ thông tin về số lượng, tình trạng, đặc điểm và niêm phong của vật chứng, tài liệu, đồ vật (nếu có).
- Quy trình xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật:
+ Kiểm tra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan, người có thẩm quyền; quyết định chuyển giao vật chứng (nếu có); giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân của người đến nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật;
+ Tiến hành kiểm tra về số lượng, tình trạng, đặc điểm vật chứng, tài liệu, đồ vật và tình trạng niêm phong (nếu có);
+ Lập phiếu xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
+ Vào sổ, cập nhật dữ liệu xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đầy đủ thông tin về số lượng, tình trạng, đặc điểm và niêm phong của vật chứng, tài liệu, đồ vật (nếu có);
+ Lập biên bản giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Phiếu nhập, xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; biên bản giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản.
Lưu ý: Nghị định 142/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
- Điều kiện để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn là có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng?
- Mẫu công văn giới thiệu đảng viên do yêu cầu phải chuyển sinh hoạt tiếp là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu biên bản họp khen thưởng tổ chức Đảng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản họp khen thưởng tổ chức Đảng?
- Mẫu đăng ký thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể là mẫu nào? Tải về mẫu bản đăng ký thi đua khen thưởng?