Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào theo Nghị định 182?

Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định như thế nào? Hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định như thế nào?

Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định việc thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong những trường hợp sau đây:

- Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận mà dự án không hoạt động;

- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Vi phạm một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008;

- Trong quá trình hoạt động mà dự án không đáp ứng các quy định của Nghị định này;

- Theo quyết định, đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.

Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào theo Nghị định 182?

Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào theo Nghị định 182? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như sau:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa hồ sơ và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu quá thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc bổ sung, hoàn thiện không đạt yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận gửi cho doanh nghiệp;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định hồ sơ và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nguồn kinh phí thẩm định hồ sơ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Thành phần và hoạt động của Hội đồng tư vấn thẩm định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có biên bản kết luận thẩm định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

- Mẫu Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP và đáp ứng tiêu chí, điều kiện hỗ trợ chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP được hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo quy định như sau:

- Doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao hằng năm theo tỷ lệ tính trên giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm như sau:

+ Doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, c khoản 2 Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP được hỗ trợ 1% giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao trong năm tài chính. Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 3% giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao trong năm tài chính nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Doanh thu đạt tối thiểu 200.000 tỷ đồng, nhân lực đạt tối thiểu 10.000 người, tỷ lệ giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao đạt tối thiểu 30%;

+ Doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo.

- Doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP được hỗ trợ 0,5% giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao trong năm tài chính. Doanh nghiệp được hỗ trợ 1% giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao trong năm nếu đồng thời đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

+ Doanh thu đạt tối thiểu 200.000 tỷ đồng, nhân lực đạt tối thiểu 10.000 người. Tỷ lệ giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao đạt tối thiểu 30%.

- Đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Điều 27 Nghị định 182/2024/NĐ-CP.

Lưu ý: Sản phẩm công nghệ cao được áp dụng tại Điều 22 Nghị định 182/2024/NĐ-CP bao gồm các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Sản phẩm công nghệ cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào theo Nghị định 182?
Pháp luật
Giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao là gì? Doanh nghiệp nào hỗ trợ giá trị sản xuất gia tăng?
Pháp luật
Tải về danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Công nghệ chuỗi khối là gì? Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tải về danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Sản phẩm công nghệ cao có chất lượng thế nào? Việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định ra sao?
Pháp luật
Công nghệ Blockchain là gì? Mục tiêu quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain theo Quyết định 1236?
Pháp luật
Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm công nghệ cao cần đáp ứng tiêu chí gì? Doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao là gì?
Pháp luật
Mẫu Bản thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là mẫu nào?
Pháp luật
Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có được khuyến khích phát triển hay không? Dịch vụ này có thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm công nghệ cao
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
10 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm công nghệ cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm công nghệ cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào