Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào?
Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai nhằm mục đích gì?
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 giải thích phòng, chống thiên tai như sau: Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định:
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai
1. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai nhằm cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai nhằm mục đích cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai
...
2. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó có các hình thức chủ yếu sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai;
d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
đ) Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để tham vấn rộng rãi chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai;
e) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó có các hình thức chủ yếu như sau:
(1) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
(2) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số;
(3) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai;
(4) Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
(đ5) Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để tham vấn rộng rãi chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai;
(6) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai.
Trách nhiệm thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm b khoản 13 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai
...
3. Trách nhiệm thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thông và hệ thống truyền tin khác để thu thập, truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của tổ chức, cá nhân và cộng đồng; tổ chức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai;
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đề án về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
đ) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; trang bị thiết bị tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai.
Theo đó, trách nhiệm thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thông và hệ thống truyền tin khác để thu thập, truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của tổ chức, cá nhân và cộng đồng; tổ chức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đề án về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; trang bị thiết bị tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?