Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa?
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, diễn ra vào lúc 12 giờ đêm ngày cuối cùng của năm cũ theo lịch âm. Đây là một khoảnh khắc đặc biệt, mang ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa Việt Nam và nhiều nước Á Đông.
Đêm giao thừa còn gọi là đêm Trừ Tịch, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ.
Thời khắc đón giao thừa là khoảng thời gian bắt đầu từ 11h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng của ngày mùng 1 năm mới.
Nguồn gốc đêm giao thừa?
Theo văn hóa phương Đông, thời gian được coi là một chu kỳ liên tục, trong đó mỗi năm là một giai đoạn được cai quản bởi một vị thần Hành Khiển.
Đêm giao thừa là thời điểm chuyển giao trách nhiệm từ vị thần năm cũ sang vị thần năm mới, được gọi là Lễ Trừ Tịch (xóa bỏ những điều xấu của năm cũ để đón điều tốt lành của năm mới).
Theo truyền thuyết, đêm giao thừa còn là thời điểm các vị thần xuống trần gian để quan sát nhân gian. Lễ cúng giao thừa ngoài trời được tổ chức để tiễn đưa vị thần cũ và đón chào vị thần mới. Trong dân gian, lễ này có ý nghĩa “xua đuổi tà ma,” giúp con người an tâm bước vào năm mới.
Nguồn gốc đêm giao thừa trong các nền văn hóa khác: tương tự, ở các nền văn hóa khác như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, đêm giao thừa cũng mang ý nghĩa đặc biệt, thường gắn liền với các phong tục cúng tế tổ tiên và lễ hội truyền thống.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tín chất tham khảo
Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa 2025 Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không? (hình từ internet)
Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
Theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Theo đó, đêm giao thừa 2025 Tết Nguyên đán Ất Tỵ bắn pháo hoa tại các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Việc quản lý, bảo quản pháo hoa phải đảm bảo điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
- Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải có nội quy, quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có phương án bảo vệ, bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24 giờ; kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy đối với người, phương tiện ra, vào và làm việc trong khu vực kho; có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn các quy định liên quan đến công tác an toàn, phòng chống cháy, nổ; niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án bảo đảm an ninh, trật tự và kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?