Ngày đẹp mở hàng năm 2025? Ngày tốt khai trương năm 2025 âm lịch? Đi làm vào ngày Tết Âm lịch được trả lương thế nào?
Ngày đẹp mở hàng năm 2025? Ngày tốt khai trương năm 2025 âm lịch?
Nóng: Hướng xuất hành 2025 hanh thông? Tết 2025 xuất hành ngày nào tốt? Không nên xuất hành ngày nào 2025?.
Xem thêm: Cúng xe cuối năm ngày nào tốt năm 2025? Cúng xe cuối năm cần những gì?
Xem thêm: Mẫu lời chúc Tết 2025 cho tất cả mọi người hay và ý nghĩa nhất?
Xem thêm: Mẫu lời chúc Tết khách hàng năm mới 2025
Có thể tham khảo ngày đẹp mở hàng năm 2025, ngày tốt khai trương năm 2025 âm lịch như sau:
Ngày đẹp mở hàng năm 2025
Ngày tốt khai trương năm 2025
Chú thích trong bảng:
- “T” là Tốt;
- “X” là xấu,
- “BT” là bình thường.
Âm lịch | Dương lịch | Mở hàng | Khai trương | Giờ tốt | Tuổi kỵ |
Mùng 1 | 29/1/2025 | BT | BT | 3h-5h, 7h-9h, 9h-11h, 15h-17h, 17h-19h, 21h-23h | Canh Thìn, Bính Thìn |
Mùng 2 | 30/1/2025 | T | T | 1h-3h, 7h-9h, 11h-13h, 13h-15h, 19h-21h, 21h-23h | Tân Tị, Đinh Tị |
Mùng 3 | 31/1/2025 | X | X | 23h-1h, 1h-3h, 5h-7h, 11h-13h, 15h-17h, 17h-19h | Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân, Giáp Dần |
Mùng 4 | 1/2/2025 | BT | BT | 3h-5h, 5h-7h, 9h-11h, 15h-17h, 19h-21h, 21h-23h | Quý Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu, Ất Mão |
Mùng 5 | 2/2/2025 | X | X | 23h-1h, 1h-3h, 7h-9h, 9h-11h, 13h-15h, 19h-21h | Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần |
Mùng 6 | 3/2/2025 | X | X | 23h-1h, 3h-5h, 5h-7h, 11h-13h, 13h-15h, 17h-19h | Tân Dậu, Đinh Dậu, Đinh Mão |
Mùng 7 | 4/2/2025 | X | X | 3h-5h, 7h-9h, 9h-11h, 15h-17h, 17h-19h, 21h-23h | Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn |
Mùng 8 | 5/2/2025 | X | X | 1h-3h, 7h-9h, 11h-13h, 13h-15h, 19h-21h, 21h-23h | Quý Hợi, Tân Hợi, Tân Tị |
Mùng 9 | 6/2/2025 | BT | BT | 23h-1h, 1h-3h, 5h-7h, 11h-13h, 15h-17h, 17h-19h | Mậu Tý, Canh Tý |
Mùng 10 | 7/2/2025 | T | T | 3h-5h, 5h-7h, 9h-11h, 15h-17h, 19h-21h, 21h-23h | Kỷ Sửu, Tân Sửu |
*Trên đây là thông tin thao khảo về ngày đẹp mở hàng năm 2025, ngày tốt khai trương năm 2025 âm lịch!
Xem thêm: Mẫu lời chúc Tết 2025 cho tất cả mọi người hay và ý nghĩa nhất?
Xem thêm: Mẫu lời chúc Tết khách hàng năm mới 2025
Xem thêm: Tổng hợp lời chúc năm mới 2025 cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu
Ngày đẹp mở hàng năm 2025? Ngày tốt khai trương năm 2025 âm lịch? Đi làm vào ngày Tết Âm lịch được trả lương thế nào? (Hình ảnh Internet)
Đi làm vào ngày Tết Âm lịch được trả lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, đi làm dịp Tết Âm lịch thì tiền lương được tính lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Công ty có được ép người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch không?
Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước,...
- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy, người sử dụng lao động không được ép người lao động đi làm vào những ngày nghỉ Giao thừa 2025, chỉ có thể huy động người lao động làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết nhưng phải được người lao động đồng ý. Khi sử dụng người lao động làm việc vào các ngày nghỉ lễ, tết, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo quy định luật của Bộ luật Lao dộng 2019.
Trường hợp người lao động không đồng ý làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết mà người sử dụng lao động có hành vi bắt ép, ép buộc người lao động dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật (ở đây là hành vi vi phạm quy định về ngày nghỉ lễ, tết) và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo quy định này, trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối.
Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ không được xem là vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?
- Hồ sơ kê khai trực tuyến khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không còn hiệu lực khi nào?
- Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài có phải phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí không?
- Công chức Kiểm toán nhà nước nào được ưu tiên cử tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên nhà nước?